Chiều kích thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 89 - 101)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Chiều kích thời gian

Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể nhanh hay chậm, có thể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại, tương lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời.Thời gian nghệ thuật trở thành một ý thức vận động theo tư tưởng của hình tượng, gắn liền với sự phát triển cũng như quá trình tự ý thức thông qua những mối liên hệ chằng chịt giữa con người với con người. Trong thơ ca nhóm Bàn thành tứ hữu, hình tượng thời gian rất phong phú, sinh động, đầy gợi cảm, giàu suy tư, thể hiện như một quan niệm triết mỹ của các thi nhân gắn với cuộc đời.

Thời gian trong thơ Bàn thành tứ hữu là thời gian hoài vãng, hư vô.

Khi thời gian hiện tại là nỗi u hoài uất hận, là đau thương thì các thi sĩ thơ Bàn thành tứ hữu tìm về với sự bình yên trong quá khứ, coi quá khứ là vàng son vĩnh cửu. Ở đó họ tìm thấy vẻ đẹp ngàn xưa, dù chỉ trong tâm thức. Chế Lan Viên dựng lên cả một thời gian Chiêm thành xưa để khóc thương cho một kinh đô xưa với những Chiêm nương má hồng thấp thoáng, với những ngọn

86

tháp Chàm rực rỡ. Nhà thơ dựng lên một thời gian quá vãng để khóc thương cho hiện tại. Chế bày tỏ khát vọng được quay ngược thời gian để được sống với một thời vàng son của kinh đô xưa oai hùng và đẹp đẽ:

Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!

Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ” (Đêm tàn – Chế Lan Viên)

Bởi với Chế Lan Viên và bao thi nhân đương thời, thực tại chỉ là “chuỗi mồ vô tận” và chán ngán, còn tương lai thì mờ mịt, xa vời:

Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những cánh vàng

Với của hoa tươi muôn cánh rã Về đây đem chắn nẻo xuân sang

(Thu – Chế Lan Viên)

Tuy nhiên, do mang tư tưởng siêu hình về thời gian nên Chế Lan Viên không tìm ra lối thoát khỏi bi kịch của chính mình.

Hàn Mặc Tử tìm về quá khứ bình yên để được yêu thương và chở che, thời gian quá khứ luôn gợi lên trong lòng thi nhân nỗi luyến tiếc, nhớ nhung và day dứt:

Còn đâu tráng lệ những thời xanh Mùi vị thơm tho một ái tình

Đố kiếm cho ra trong lớp bụi Ít nhiều hơi hám của kiên trinh

(Thời gian – Hàn Mặc Tử)

Tất cả lùi vào dĩ vãng, cho dù dĩ vãng ấy chưa xa, cứ quanh quẩn trong tâm tưởng bên nỗi buồn sầu, hiu hắt:

87

Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm

Hồn xưa từ ấy không về nữa Ở cõi hư vô dẫu đã chìm

(Thời gian – Hàn Mặc Tử)

Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của nhóm Bàn thành tứ hữu còn là thời gian tâm trạng, tâm linh. Đối với Hàn Mặc Tử, cuộc đời quá bất hạnh, nên tương lai, ngày mai luôn gắn với khổ đau trăn trở:

Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuối trong cây Còn em, sao chẳng hay gì cả? Xin để tang anh đến vạn ngày

(Trút linh hồn – Hàn Mặc Tử)

Nhà thơ muốn níu giữ thời gian bằng cách ghì mây, gò gió…thậm chí muốn đoạt lấy quyền tạo hóa để ngưng lại thời gian, giứ mãi những điều đẹp đẽ nhất của cuộc đời:

Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé

Xin đừng luân chuyển để thời gian Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu

Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân

(Thời gian – Hàn Mặc Tử)

Bế tắc tương lai, quá khứ dù rực rỡ nhưng cũng chỉ là một giấc mộng, vì thế các nhà thơ níu giữ thời gian trong sự tuyệt vọng, các thi sĩ khao khát vượt khỏi thời gian, sống trên thời gian để thời gian trở nên vô biên vô lượng. Với nỗi đau thân xác và tâm hồn, cảm nhận thời gian của Hàn Mặc Tử như một sự trăn trở, thổn thức, có lúc thi nhân cầu khẩn thời gian như một sự giải thoát:

88

Trời hỡi bao giờ tôi chết đi Bao giờ tôi hết được yêu vì

Bao giờ mặt nguyệt tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ si

(Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)

Đôi khi thời gian trở thành nỗi ám ảnh, bàng hoàng ở thi nhân:

Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ Tôi hoảng hồn lên, giận sững sờ

(Một miệng trăng – Hàn Mặc Tử)

Thời gian trong thơ Bàn thành tứ hữu được biến hóa phong phú, có khi thời gian gấp gáp, khi thì ngưng đọng nhuốm màu huyền diệu, nó là đối tượng để níu giữ, hòa hợp và tương ngộ. thời gian được soi chiếu trên nhiều bình diện: hiện tại – quá khứ - tương lai, chuyển hóa thành vạn vật và trở thành phương tiện chuyển tải cảm xúc trữ tình của thi nhân.

Bất kì một chi tiết nghệ thuật nào trong tác phẩm văn học cũng đều tồn tại trong hai chiều kích không gian và thời gian. Chỉ có trong hai chiều kích này hình tượng nghệ thuật mới được xác định. Bình Định cùng với đất và người đã được các nhà thơ Mới khắc họa độc đáo qua nhiều kiểu không thời gian khác nhau. Các dạng thức không gian, thời gian ấy đã khiến cho vẻ đẹp của Bình Định lúc chân thực, xác định lúc lung linh, biến ảo.

Tiểu kết

Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của các nhà thơ Bàn thành tứ hữu nhằm chuyên chở những dấu ấn địa văn hóa địa phương. Ngôn ngữ, giọng điệu đặc trưng của người Bình Định đã âm thầm chi phối sáng tác của các nhà thơ Bàn thành tứ hữu để khi đọc tác phẩm của họ, người đọc nhận ra ngay tâm tình hồn hậu mà họ muốn gửi gắm. Các thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ cũng góp phần làm câu thơ thêm phần bóng bẩy,

89

uyển chuyển, nhờ đó các giá trị văn hóa địa phương được miêu tả đầy nghệ thuật. Thời gian, không gian nghệ thuật cũng được các tác giả lựa chọn phù hợp để biểu hiện các vấn đề địa văn hóa Bình Định.

90

KẾT LUẬN

Mảnh đất Bình Định với những nét đẹp, nét độc đáo về văn hóa đã được khắc họa sống động trong thi ca giai đoạn 1932 – 1945. Đặc biệt, trong sáng tác Bàn thành tứ hữu, nhiều mảng màu văn hóa của mảnh đất này đã được miêu tả thật sinh động. Vốn có thời gian sinh sống, học tập và trưởng thành tại Bình Định, Quách Tấn, Yến Lan, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đã “biến đất thành tâm hồn” để thể hiện về địa văn hóa trên mảnh đất này thật tự nhiên, thật chân thật và đầy xúc cảm. Bằng nhiều cách khác nhau, các nhà thơ đã chuyên chở vào thơ hình khe thế núi, sản vật địa phương, sinh hoạt văn hóa của vùng miền. Từ đó, người đọc có thể hình dung thật đầy đủ về đất và người Bình Định qua tâm tình của các nhà thơ trứ danh không chỉ của quê hương Bình Định, mà còn cả phong trào Thơ mới.

Trong sáng tác Bàn thành tứ hữu, mảnh đất Bình Định hiện diện với hình ảnh những con người hồn hậu, chất phác, biết hy sinh, san sẻ ngọt bùi… Đây còn là nơi còn lưu giữ vẻ đẹp tài nguyên tự nhiên do tạo hóa ban tặng, tài nguyên nhân văn do con người tôn tạo, gìn giữ. Chính vẻ đẹp thiên tạo và nhân tạo đã khiến người Bình Định luôn tự hào về quê hương của mình.

Về vẻ đẹp tự nhiên của đất Bình Định, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên, Quách Tấn đã miêu tả những đặc điểm của gió, trăng, sông nước… rất đặc trưng của đất Bình Định. Về đặc điểm riêng của con người Bình Định, các nhà thơ nhìn thấy cái đẹp trong cốt cách, tâm hồn, sự sẻ chia, đức hy sinh của người dân nơi đây. Phế tích các vương triều, di tích tôn giáo, kiến trúc văn hóa Chăm pa, kiến trúc chùa chiền, các vương triều Tây Sơn, nhà Nguyễn… được thể hiện rõ nét nhất trong sáng tác của các nhà thơ Bàn thành tứ hữu. Nét đẹp văn hóa của người Bình Định còn biểu hiện ở bàn tay, khối óc, sự sáng tạo, xây dựng cuộc sống của con người. Những sinh hoạt văn hóa địa phương như hoạt động hội họp chợ, hát tuồng, đánh bài chòi, một số sản

91

vật địa phương như thú vui cũng là hoạt động kinh tế là trồng và chơi mai, rượu Bầu đá… được các nhà thơ nhắc đến với niềm yêu mến, tự hào. Tuy không đầy đủ, nhưng các phương diện văn hóa địa phương đã được các nhà thơ Bàn thành tứ hữu đề cập tương đối rõ nét một số khía cạnh văn hóa của quê nhà.

Các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật… đã góp phần chuyển tải nội dung văn hóa được rõ nét, sâu sắc hơn. Ngôn ngữ địa phương phối hợp cùng các thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ, liên tưởng đã giúp cho hình ảnh thơ, cấu tứ thơ biểu hiện được các giá trị văn hóa. Giọng điệu thật thà, chất phác và giọng điệu tiếc nuối, nhớ nhung là hai giọng điệu nổi bật trong sáng tác của nhóm Bàn thành tứ hữu. Chất giọng riêng của người Bình Định hay cũng chính là của các nhà thơ sinh trưởng ở Bình Định đã thể hiện được cốt cách, tâm hồn con người nơi đây. Không gian và thời gian nghệ thuật cũng góp phần vào việc khắc họa văn hóa địa phương một cách độc đáo. Các kiểu không gian thực, không gian tưởng tượng, thời gian hiện tại, thời gian tâm tưởng… được vận dụng phổ biến trong việc thể hiện thiên nhiên, con người Bình Định.

Đã gần 90 năm tính từ ngày thành lập, nhìn lại, Bàn thành tứ hữu đã hoàn thành trọng trách lịch sử - thơ ca của mình. Các thi sĩ đã sống hết mình trong niềm đam mê vô hạn với nghệ thuật thơ ca, để sáng tạo ra “một cuộc đời thứ hai bằng ngôn ngữ” (Chế Lan Viên).

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu dấu ấn địa văn hóa trong thơ Bàn thành tứ hữu, chúng tôi đã tìm hiểu địa văn hóa Bình Định trong sáng tác của các thi nhân ở những phương diện cơ bản và nổi bật nhất. Kết quả chúng tôi đạt được chỉ là bước đi ban đầu. Nếu có điều kiện mở rộng hướng nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu, khám phá ở các phương diện khác như đặt kết quả nghiên cứu dấu ấn địa văn hóa Bình Định

92

trong thơ Bàn thành tứ hữu với vấn đề địa văn hóa Bình Định trong thơ các thi sĩ cùng thời. Những bỏ ngõ của đề tài hy vọng sẽ là hướng mở để chúng tôi có thể viết tiếp trong một thời gian khác.

93

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

[1]. Nguyễn Hồng Thương (2019), “Từ người bắt ruồi đến người

chăn kiến nghĩ về thân phận con nguời theo lý thuyết của Văn

học chấn thương”, Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học ngữ

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Nguyên Ân (1993), “Cuộc cải cách Thơ Mới và tiến trình thơ Tiếng Việt”, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Bao (1991), Xuân Thu Nhã tập, Nxb Văn học, Hà Nội. [3]. Lê Đăng Bảng, Đỗ Xuân Hà (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn

hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

[4]. Phan Canh (1999), Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 – 1945, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

[5]. Hà Như Chi (1958), Một thời lãng mạn trong thi ca, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.

[6]. Hoàng Diệp (1969), Chế Lan Viên, thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

[7]. Hoàng Diệp (1967), Hàn Mặc Tử, thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

[8]. Xuân Diệu (1987), Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Sở Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

[9]. Phan Cự Đệ (1998), Hàn Mặc Tử: tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Cự Đệ, Nguyễn Toàn Thắng (2003) (Tuyển chọn và giới thiệu),

Hàn Mặc Tử, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Phan Cự Đệ - Hà Văn Đức (1992), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[12]. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

95

[14]. Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Hà Minh Đức (1999), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[16]. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

[17]. Minh Huy (1962), Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.

[18]. Lê Bá Hán (chủ biên, 1998), Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Bùi Công Hùng (1998), Quá trình sáng tạo thơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[20]. Hoàng Hưng (1992), “Thơ mới và thơ hiện nay”, Tạp chí Văn học

số 2, tr26 -31.

[21]. Thái Văn Kiểm (1960), Một thi hào Việt Nam: Hàn Mặc Tử, Nxb Thành phố Hồ Minh.

[22]. Lê Đình Kỵ (1996), Thơ mới, những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

[23]. Nguyễn Viết Lãm (1993), Tuyển tập Nguyễn Viết Lãm, Nxb Văn học, Hà Nội.

[24]. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[25]. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.

[26]. Mang Viên Long (2018), Khái quát văn học Bình Định 43 năm (1975 – 2018), Nxb Văn học, Hà Nội.

[27]. Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử - thân thế và thi văn, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.

96

[28]. Nguyễn Thanh Mừng (1992), Bích Khê Tinh hoa và Tinh huyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[29]. Lê Hoài Nam (1998), “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tinh huyết của Bích Khê”, Tạp chí Văn học, số 321.

[30]. Vương Trí Nhàn (1996) Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[31]. Nhiều tác giả (2004), 70 năm đọc thơ Bích Khê, Nxb Văn học, Hà Nội. [32]. Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[33]. Nhiều tác giả (2006), Tham luận hội thảo thơ Bích Khê, Hội Nhà Văn Việt Nam - Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

[34]. Võ Như Ngọc (2016), Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của Trường thơ Loạn, Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam, Đại Học Huế. [35]. Chu Lê Phương (2019), Cảm hứng tôn giáo trong sáng tác của

trường thơ Loạn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Quy Nhơn.

[36]. HT. Thích Nguyên Phước, TT. Thích Đồng Tịnh, ĐĐ. Thích Đồng Thành (chủ biên, 2018), Kỉ yếu Hội thảo Phật giáo và văn học Bình Định, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[37]. Phạm Phú Phong - Phạm Phú Uyên Châu (2012), “Hàn Mặc Tử trong Trường thơ Loạn”, Kỷ yếu tham luận Hội thảo 100 năm sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử, Bình Định.

[38]. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[39]. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [40]. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục,

97

[41]. Hoài Thanh – Hoài Chân (1998, tái bản lần thứ 14), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[42]. Bùi Quang Thắng, Đoàn Văn Chúc, Nguyễn Thị Thu Hà (2019), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [43]. Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[44]. Đỗ Lai Thúy (1997), Mắt thơ - phê bình phong cách Thơ mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[45]. Trần Thị Huyền Trang (1997), Hàn Mặc Tử - Hương thơm và mật đắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[46]. Bùi Quang Tuyển (2001), Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ trong thơ Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

[47]. Hàn Mặc Tử (1997), “Bích Khê thi sĩ thần linh”, Tuyến tập phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Văn học, Hà Nội. [48]. Trương Tửu (1938), “Quan niệm về thơ Chế Lan Viên”, Báo Ích hữu,

số 103.

[49]. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

[50]. Chế Lan Viên (1990), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội. [51]. Chế Lan Viên (1967), Điêu tàn, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)