Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 67 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, bởi thế, nghiên cứu văn học nói chung và thơ nói riêng, không thể không nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ của nó. Trên cơ sở của ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ văn học ra đời. Nó chính là sự kết tinh cao nhất, là sự thăng hoa từ ngôn ngữ toàn dân và vì thế xây dựng ngôn ngữ văn học cũng là cả một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, thời gian, sức lực. Từ sự ý thức ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ đã nghệ thuật hóa ngôn ngữ, biến nó thành ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và giao tiếp, nhưng trong tác phẩm văn học, điều đó được diễn ra khác với ngoài cuộc đời. Mặt khác, sự phát triển của ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn của thời đại và nhu cầu thẩm mĩ của người đọc. Thực tế không ai có thể phủ nhận được đó là: giá trị bền vững của một tác phẩm một phần nhờ vào sức sống của ngôn từ. Ý nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật không bị giới hạn bởi phạm vi của văn bản. Nếu không có sự tri âm, thì tất yếu không có sự tiếp nhận nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Bởi cái cần hiểu biết nằm trong hệ thống tín hiệu của thông điệp chứ không phải là cái có sẵn ngoài thông điệp. Nhận thức rất sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà thơ Bàn thành tứ hữu cũng đã đã dày công trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm tạo nên vẻ đẹp riêng, mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của cá nhân.

Với các nhà thơ Bàn thành tứ hữu, trong chừng mực nào đó, yếu tố địa phương trong ngôn ngữ vừa tạo nên cái hay, cái đẹp cho thơ ca; đồng thời cũng tạo nên dáng nét riêng của họ trong muôn vàn thi sĩ trên thi đàn Việt Nam.

64

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)