Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 77 - 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Giọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc. Không phải bất cứ ai cũng có thể tạo nên cho mình giọng điệu mà những nhà văn phải thực sự có tài năng mới có thể tạo ra cho mình một giọng điệu riêng. Nghiên cứu giọng điệu trong thi ca là nhận thức điệu hồn của thi nhân phổ nơi thi phẩm. Mỗi một điệu hồn sẽ cho người đọc thấy cá tính sáng tạo của nhà thơ. Có thể hiểu giọng điệu là những

74

biểu hiện của tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với điều được nói tới trong tác phẩm. Đó là tư tưởng, là thái độ của nhà thơ trước hiện thực với những dấu hiệu, sắc điệu riêng của nó: buồn thương, giận dữ, vui sướng, tự hào… Mỗi thi sĩ bao giờ cũng có một điệu hồn riêng. Tuy là điệu hồn của mỗi cá nhân, nhưng giọng điệu thơ bao giờ cũng chịu sự tác động của nhịp điệu đời sống và vang ứng của chất giọng thời đại.

Thơ trữ tình bản thân nó đã khác với các thể loại văn học khác. Nó như một bản tự thuật tâm trạng, thể hiện những tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi thế ngoài âm và nghĩa ra, thơ còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của các tác giả. Trong văn học Việt Nam, hầu hết các nhà thơ nổi tiếng, được người đời nhớ đến đều là những người có giọng điệu riêng, đọc vào một bài thơ ta có thể nhận ra được bản sắc của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)