Bình Định một miền nghệ thuật hấp dẫn trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 26 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Bình Định một miền nghệ thuật hấp dẫn trong thơ

Từ lâu, mảnh đất Bình Định đã trở thành nơi ươm mầm cho biết bao hồn thơ nảy nở và kết thành hoa thơm trái ngọt. Từ những tên tuổi lừng danh của nghệ thuật hát tuồng như Đào Duy Từ, Nguyễn Diêu, Đào Tấn… của thời trung đại đến những cái tên sáng chói trên thi đàn Thơ mới như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan… Tất cả làm nên cả một “trời văn” mà cả nước ngưỡng phục. Cũng thật tự nhiên, Bình Định trở thành một khoảng trời nghệ thuật không thể thiếu trong văn chương của họ. Từ ngọn núi, con sông, ánh trăng, bãi biển, ngọn tháp Chàm sừng sững… đều trở thành những hình tượng lấp lánh trong trang thơ của các thi sĩ được lưu truyền từ bao đời.

Rất tự nhiên, các thi sĩ bình dân hay bác học đều tìm thấy ở mảnh đất này những chất liệu đẹp cho sáng tác. Có lẽ tình cảm sắt son, gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương đã kết sâu trong tiềm thức, chỉ cần cảm xúc tuôn trào thì hình ảnh ấy cũng hiện lên thật tự nhiên.

Những câu nói đẩy đưa, tán tỉnh của chàng trai Bình Định mời gọi một cô gái cũng không thể thiếu hình ảnh của mảnh đất quê hương mình:

23

Bình Định có đá vọng phu,

Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh. Em về Bình Định cùng anh,

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

(Ca dao)

Bình Định nổi tiếng với hòn vọng phu đậm chất truyền thuyết, với đầm Thị Nại trong xanh, với Cù Lao xanh duyên dáng bên bờ biển Đông, hơn thế nữa là những đặc sản dân dã của vùng quê rợp bóng dừa. Bình Định qua lời ca của chàng trai vừa thơ mộng vừa chân thực, hấp dẫn nhưng cũng rất đơn sơ. Những lời thề non hẹn biển của đôi lứa yêu nhau trong ca dao cũng có núi sông, sự vật tự nhiên của đất Bình Định chứng giám:

- Anh nguyền cùng em Chợ Giã cho chí Cầu Đôi Nguyền lên Cây Cốc, vạn Gò Bồi ngược xuôi… - Bao giờ Trường Úc hết vôi

Đôi ta hết đứng hết ngồi với nhau. - Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi

Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau.

Những tên tuổi con người Bình Định, những địa danh gắn liền với Bình Định được chuyển hóa vào thơ với bao dáng nét, hình hài rất riêng theo cảm nhận của mỗi nghệ sĩ. Hòa vào thơ, từng hình ảnh của mảnh đất Bình Định này bỗng hiện lên sống động, khơi gợi bao cảm xúc cho người đọc. Chợ Giã, Cầu Đôi, Cây Cốc, Gò Bồi, Trường Úc, Tháp Đôi… đều là những địa danh gắn bó quen thuộc với tình cảm, tâm hồn con người Bình Định. Vì vậy, khi nhắc đến những địa danh này, người đọc cảm nhận một cảm giác thân thương như máu thịt ruột rà trỗi dậy trong tâm khảm. Từ đó, những địa danh này như vật chứng linh thiêng chứng giám cho tình cảm lứa đôi, để tình cảm của họ sống mãi với thời gian, với sự trường tồn của ngoại vật.

24

Ở thời trung đại, mặc dù quan niệm văn học là “thuật nhi bất tác”, sáng tác của các tác gia mang đậm tính chất ước lệ, tượng trưng, phi ngã…, nhưng ta vẫn tìm thấy những đặc điểm mang tính chất hữu ngã. Một trong những yếu tố hữu ngã trong sáng tác của họ chính là không gian nghệ thuật. Trong sáng tác của các tác gia Bình Định thời trung đại như Nguyễn Diêu, Đào Tấn, Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì… hay những tác gia là thiền sư Bình Định như Quốc sư Phước Huệ, Hòa thượng Mật Hoằng, Hòa thượng Liên Tôn…, ta vẫn thấy các chi tiết về không gian văn hóa Bình Định trong tác phẩm của họ.

Đào Tấn (1845 – 1907), một người con đất Bình Định, người làng Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, Tuy Phước. Sáng tác của Đào Tấn gồm cả tuồng, thơ trữ tình chữ Hán, câu đối… Khi đến thăm chùa Linh Phong, ông có đề hai câu đối:

Khói hoa một mớ trời dành sẵn Ao biển mười năm mộng trở về.

Sau khi chùa được đặt tên Linh Phong Thiền Tự, chùa còn được vua ban câu đối:

Bờ biển gặp duyên may, mưa pháp cùng trời thấm nhuần đất Phật; Núi Linh đọng khí tốt, mây lành khắp chốn che chở người đời.

Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê, cách nay khoảng ngót 700 năm. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Chùa Linh Phong đã mấy lần đón Đào Tấn từ quan về tu ở đấy.

Mảnh đất Bình Định không chỉ có mặt trong sáng tác của những người con Bình Định mà cả những người ở vùng miền khác cũng đã từng ghi lại những kí ức về nơi này. Nguyễn Du khi đi nhắc đến anh trai mình là Nguyễn

25

Nễ (1761 – 1805) đã đề cập đến địa danh thành Hoàng đế:

Lục Tháp thành nam hệ nhất quan Hải Vân hạ độ thạch toàn ngoan Cùng tưu lam chướng tam niên thú Cố quốc yên hoa độ nhật hàn…

(Ức gia huynh – Nguyễn Du)

Dịch nghĩa

Chức quan buộc chân anh ở phía nam thành Lục Tháp, Đi vào đó ban đêm phải vượt đèo Hải Vân, đá lởm chởm. Anh ở nơi hẻo lánh đầy khí độc ấy ròng rã đã ba năm trời, Tiết tháng hai lạnh lẽo chắc nhớ hoa khói ở quê nhà lắm.

Thành Lục Tháp chỉ hiện diện trong nỗi nhớ của Nguyễn Du về anh của mình với Lam Sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc và là nơi đã giữ chân anh trai Nguyễn Du những năm cống hiến cho vương triều Tây Sơn. Những ghi chép này là cơ sở để người đọc có thể nhớ về một dấu tích huy hoàng của thời đại Tây Sơn oanh liệt - Thành Hoàng đế.

Đến thời hiện đại, Bình Định đã xuất hiện trong thơ văn với muôn hình vạn trạng. Từ những kí ức ngọt ngào, êm đềm với mảnh đất này, hay tuổi thơ đầy “dữ dội” phong ba bão táp gắn bó với từng ngõ xóm, thôn quê của Bình Định đều được các tác giả ghi chép lại trong thơ ca. Chính những tác giả thành danh hay không thành danh cũng nhiều lần nhắc nhở vì đâu họ có thể sáng tạo nên nhiều tác phẩm bất hủ đến thế. Ánh trăng, bãi cát Quy Nhơn đã gợi nên thi hứng dạt dào cho những hồn thơ bất tử như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên, Xuân Diệu…

Không chỉ trăng, sao mà còn rất nhiều những sự vật, hiện tượng, con người… thuộc mảnh đất Bình Định này đã làm cho bao cây bút “xúc động

26

hồn thơ” và trở nên “có thần” hơn bao giờ hết. Bình Định từ một mảnh đất địa phương nơi biên viễn của các chúa Nguyễn ở thế kỉ XVIII đã trở thành điểm đến hấp dẫn của thơ ca, thành cội nguồn cảm xúc cho văn chương, thành cái nôi của nghệ thuật tuồng, đài danh vọng của Trường thơ Loạn… “Nếu không có mảnh đất này có lẽ sẽ không có một Xuân Diệu thiết tha, rạo rực; Hàn Mặc Tử đau thương, thanh khiết; Chế Lan Viên u hoài, bi thống; Quách Tấn sang trọng, tinh tế; Yến Lan sương khói mơ màng...” [35; tr.25].

Tiếp nối truyền thống thi ca vẻ vang của các thế hệ cha anh, các nhà thơ đương đại cũng góp phần làm rạng rỡ quê hương bằng những sáng tác đặc sắc về mảnh đất này. Những trang thơ của Lệ Thu, Văn Trọng Hùng, Xuân Mai, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Thanh Mừng, Mai Thìn… đã khiến mảnh đất này trở nên đẹp đẽ hơn, tươi mới hơn trong tình yêu sâu nặng của những người con vùng đất võ. Khoảng trời thơ Bình Định trong suốt hành trình giành độc lập tự do của dân tộc, vẫn luôn luôn có những thế hệ tiếp nối. Con người Bình Định, nước non Bình Định và truyền thống rực rỡ của thi ca Bình Định nhất định sẽ đóng góp một khoảng trời riêng trong bầu trời thơ dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)