6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Di tích các tôn giáo
Bình Định là mảnh đất xa xưa của người Chăm. Vương quốc Chiêm Thành đã có hàng nghìn năm lịch sử gắn bó với nước non Bình Định. Hiện nay, những thành quách cũ, tòa tháp uy nghiêm vẫn còn hiện diện rải rác trên nhiều huyện của tỉnh nhà. Có đến 8 cụm tháp với 14 tháp lẻ mang dấu ấn kiến
52
trúc Ấn Độ giáo vẫn còn hiện diện khắp nơi. Tháp Chàm đã trở thành một dấu ấn kiến trúc không thể phai mờ trong tâm trí của phần lớn người dân Bình Định, để đi đến đâu họ cũng tự hào giới thiệu về nó:
Mãi vui Hương Thủy Ngự Bình Ai vô Bình Định với mình thì vô Chẳng lịch bằng kinh đô
Bình Định không đồng khô cỏ cháy Năm dòng sông chảy
Sáu dãy non cao
Biển đông sóng vỗ dạt dào Tháp xưa làm bút ghi tiếng Anh hào vào mây xanh
(Ca dao)
Đối với các nhà thơ Bình Định, tháp Chàm không chỉ là vết tích của một vương triều mà nó còn là hiện thân cho quá khứ vàng son, oanh liệt của một đế chế hùng mạnh thời Virapura. Tháp Chàm và những cư dân Chiêm quốc đã và vẫn hiện diện quanh quẩn đâu đây như nuối tiếc về một thời thịnh vượng của một đế đô trong quá khứ. Nỗi khát khao đến cháy bỏng của Chế Lan Viên khi đứng trước dấu tích hoang phế của tháp Chàm là được thoát khỏi hiện tại đầy bế tắc như bi kịch của phần lớn nhân sĩ trí thức đương thời để trở về với quá khứ xa xưa:
Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
(Những sợi tơ lòng – Chế Lan Viên) Hình ảnh gạch Chàm rơi rung giữa đất trời là hình ảnh trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của Chế Lan Viên gợi nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc:
53
Gạch Tháp đã rụng dần theo sao lạnh, Đồi cỏ xanh rùng rợn, sóng sầu lan. Ta tưởng như dưới đồi cao vắng lạnh, Muôn ma Hời nhọc mệt trở thân tàn.
(Một đêm sầu – Chế Lan Viên)
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng, Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
(Những tháng ngày qua – Chế Lan Viên) Nguyễn Viết Lãm từng lý giải về nỗi ám ảnh của Chế Lan Viên về đời sống của dân tộc Chàm: “Sinh sống trên đất của nước non Chiêm, mắt luôn nhìn thấy những cảnh tượng điêu tàn của một dân tộc, tai thường nghe những âm thanh lạ lùng ghê rợn xuất phát từ một cõi đêm nào đầy bóng ma quái ở nội thành…, bấy nhiêu cơ hội và cảnh trí trên đã trở thành bối cảnh đặc biệt cho sự phát sinh con người Lan Viên” [23; tr.25].
Các tháp Chàm đã tồn tại qua bao tháng năm được người dân Bình Định xem như chứng nhân của thời gian. Ca dao vẫn còn lưu lại tình cảm dành cho những ngọn tháp này:
Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thú Thiện, bên này Dương Long Nước sông trong
Dò lòng dâu bể Tiếng anh hùng Tạc để nghìn thu Xa xa con én liệng mù
Tiềm Long hỏi chốn vân du đợi ngày.
(Ca dao)
54
đứng đó hơn mười thế kỷ nay như còn tiếc nuối cho một thời huy hoàng đã chôn sâu trong lòng đất. Và dưới chân những ngọn tháp là nơi chôn nhau cắt rốn của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và Bùi thị Xuân ở hậu bán thế kỷ 18 cùng Mai Xuân Thưởng lãnh tụ phong trào Cần Vương vào thế kỷ 19 và cũng là nơi chào đời của nhà thơ Quách Tấn. Hòa cùng cảm xúc với ông cha, các nhà thơ Bình Định đã viết nên những vần thơ thấm đẫm chân tình dành cho những ngọn tháp ấy.
Bên cạnh kiến trúc cổ xưa của các tháp Chăm, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của vua quan Chăm pa, kiến trúc cổ chùa chiền cũng ghi dấu trong thơ các nhà thơ tiền chiến ở Bình Định. Nổi bật nhất là hình ảnh chùa ông Núi được Hàn Mặc Tử cảm tác sau một lần viếng thăm:
Mái dột tường xiêu liễu ngẩn ngơ, Hỏi thăm duyên cớ Phật làm lơ. Vắng sư bụt đá toan hồi tục,
Lạnh khói hương cây sắp thoát chùa. Hoành cổ nhện giăng treo lỏng chỏng, Bình phong rêu bám đứng chơ vơ. Tiếng chuông tế độ rày đâu đó, Để khách trầm luân luống đợi chờ.
(Chùa ông Núi Phù Cát – Hàn Mặc Tử) Dấu ấn của Thiên Chúa giáo có mặt đậm nét trong thơ Hàn Mặc Tử, tôn giáo là nguồn an ủi vô bờ mỗi khi thi nhân đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn. Nguồn cảm hứng tôn giáo mãnh liệt, dồi dào đã khiến sáng tác của Hàn Mặc Tử mang màu sắc thiêng liêng, kì bí, đậm màu siêu thực. Những vần thơ u huyền, kì bí là những biến ảo kì diệu của lối tư duy mới mẻ, làm nên mảng màu hiện đại trong bức tranh tượng trưng, siêu thực độc đáo được tổng hợp từ tinh hoa tôn giáo phương Đông, phương Tây và cả hiện thực đời sống Việt Nam đầu thế kỉ XX.
55
Thơ ca Quách Tấn cũng đậm di sản tôn giáo rất riêng của người Bình Định. Nhà thơ nhìn ngắm thiên nhiên không chỉ với con mắt thẩm mỹ mà còn cả con mắt triết lí và tâm linh của Phật Giáo, ví như với một vỏ sò khô, Quách Tấn cũng gởi vào nó hơi thở, nỗi niềm của hồn người. Nhìn vỏ sò khô đã chết, Quách Tấn lại nghe tiếng reo vang vọng của biển khơi:
Vỏ sò khô ấp ủ,
Niềm băng tuyết đêm sương. Muôn xa bờ bến cũ,
Vang vọng sóng trùng dương.
(Ấp ủ - Quách Tấn)
Tiếng chuông chùa đối với thi nhân như một kỷ vật thiêng liêng từng chôn sâu trong tiềm thức của ông :
Mây nước nhuốm phong trần, Nơi đâu tình cố nhân.
Những đêm buồn tỉnh giấc, Chùa cũ tiếng chuông ngân
(Giọt trăng – Quách Tấn)
Tư tưởng Đạo Phật thấm nhuần trong con người Quách Tấn. Vì thế trước khi từ giã cõi đời, nhà thơ dặn dò con cháu nhớ khắc trên bia mộ:
Nghìn xưa không còn nữa, Nghìn sau rồi cũng không. Phảng phất bờ trăng rạng, Hương Ưu đàm trổ bông.
(Thoáng hiện – Quách Tấn)
Có thể nói, Bình Định ghi trên bản đồ văn hóa dân tộc bởi dáng nét riêng của mảnh đất người Chăm pa cổ xưa. Đồng thời, mảnh đất này còn là nơi giao hòa của nhiều tôn giáo được du nhập từ lâu đời như Phật giáo, Đạo
56
giáo và tín ngưỡng bản địa. Vì vậy, nổi bật lên bức tranh văn hóa của vùng đất này là sự có mặt của những di tích tôn giáo cổ xưa: Ấn Độ giáo, Phật giáo của người Chăm pa, Phật giáo của người Việt, Thiên chúa giáo của người phương Tây, các đình đền của làng xã miền Trung cũng góp mặt vào bức tranh văn hóa vùng miền.