Giọng điệu thật thà, chất phác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 78 - 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu thật thà, chất phác

Trong số các nhà thơ Bàn thành tứ hữu, có lẽ Quách Tấn và Yến Lan là hai nhà thơ thể hiện được rõ ràng nhất giọng điệu thật thà, chất phác của người Bình Định. Bởi lẽ hai ông là những nhà thơ được sinh ra lớn lên chính gốc ở mảnh đất này. Cái gốc rễ của con người Bình Định thấm vào trong máu thịt và lan tỏa vào thơ. Cái giọng thật thà, chân chất của con người ở vùng đất nghèo nàn, gian khó mà trung thành, trượng nghĩa luôn đi cùng Quách Tấn và Yến Lan qua bao chặng đường thơ. Con người Bình Định luôn nói thật lòng dạ của mình ít mà khi giấu diếm. Trong giọng nói cũng bộc trực, chân thành. Có nợ thì nói nợ và có nợ thì phải trả bằng nhiều cách. Đôi khi cái nợ đó chỉ là cái nợ ân tình từ chính cuộc đời mang lại:

Nhà không vườn, không gác, không sân, Tôi nợ đời rau trái tôi ăn.

75

Nợ em cài bên cửa một vầng trăng.

(Nợ - Yến Lan)

Từ “nợ” xuất hiện liên tục trong cả 3 câu thơ, “nợ đời”, “nợ hàng xóm” và “nợ em”. Không phải nợ tiền tài vật chất mà chỉ đơn giản là nợ những gì gần gũi mà đời đã mang lại thôi. Sự lặp đi lặp lại như nhắc nhở của từ “nợ” như một lời nhắn nhủ con người Bình Định đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này hãy luôn nhớ về những gì cuộc đời đã ban tặng cho mình.

Giọng điệu thật thà, chất phác, có gì nói nấy ấy còn bộc lộ ở những tình cảm rất ngô nghê, chân mộc:

Tình cũng lơ mà bạn cũng lơ, Bao nhiêu khăng khít bấy ơ hờ. Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ, Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ.

(Đêm thu nghe quạ kêu – Quách Tấn) Giọng điệu của người nói quá đỗi chân thành, chân thành đến tội nghiệp. Chẳng thà mình đau chứ không để thơ đau. Có lẽ nhà thơ cũng nghĩ thơ là vật có linh hồn, có cảm xúc. Sự thật thà ấy có lẽ đã thấm vào máu, vào suy nghĩ của con người Bình Định như Quách Tấn nên ông mới nghĩ suy và xúc cảm cho mọi điều như thế.

Yến Lan cũng bộc lộ giọng điệu thật thà chất phác của người Bình Định trong những cảm xúc về làng quê:

Quê tôi nắng mới võ vàng,

Dừa cao lểnh khểnh, cành xoan ngòng ngoèo. Con đàng thì ngút cheo leo,

Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình. Làng tôi gió nhỏ thênh thênh,

76

Giới thiệu về làng quê Hoài Nhơn, Yến Lan miêu tả tất cả sự vật rất giản dị, bình yên “nắng võ vàng”, “dừa lểnh khểnh”, “cành xoan ngòng ngoèo”, “đàng thì ngút cheo leo”… Tình yêu làng quê bình dị được diễn đạt bằng một giọng thơ chân thành, chất phác, có gì nói nấy của người con đất Bình Định: “Làng tôi, khôn nói hết làng - Có người cứ mỗi chiều vàng nhớ tôi”. Tình yêu thương không thể nào nói hết bằng lời nên đọng lại bằng nỗi thao thiết nhớ thương, thương quê và thương cả một người chung thủy đợi chờ nơi làng quê ấy.

Tình cảm đậm đà sâu sắc chất chứa trong lòng thường không ai có thể giấu được. Thế nhưng, bộc lộ như thế nào thì mỗi địa phương có cách biểu hiện khác nhau. Người Bình Định có gì nói nấy, không biết giấu diếm, quẩn quanh hoặc nói hay ho kiểu chót lưỡi đầu môi. Vẫn giọng điệu thành thật ấy, Yến Lan đã nói tận cùng tâm can của mình về nỗi nhớ thương một người:

Nhớ bạn nhiều hôm da diết nhớ, Lại đành không tiện viết thư thăm. Ngại trao tâm sự cho tờ giấy, Ðè nặng thêm tay kẻ nhận cầm.

(Vô tình và hữu tình – Yến Lan)

Tình cảm thì nặng trĩu lòng, nhớ “da diết”, thế nhưng, người nói còn đầy những e ngại, thẹn thùng vì nghĩ nhiều cho người khác. Cái ngại của người Bình Định đầy trách nhiệm và ân tình. Trao gửi tâm tư của mình vào giấy lại sợ người nhận trách nhiệm đưa thư phải nặng tay vì làm sứ mệnh của “chim bồ câu”. Thực chất ở đây, tác giả ngụ ý tình cảm của mình quá sâu nặng nên sức nặng đó lan tỏa vào cả bức thư. Cái nặng tình cảm được hoán chuyển thành sức nặng vật lý, có thể cân đong đo đếm được.

Điêu tàn của Chế Lan Viên phần lớn mang giọng điệu bi thương, buồn

77

trước hiện thực sinh động của quê hương, đất nước:

Pháo đã nổ đưa quân về vang động Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng Bên lau già theo gió uốn lưng cong

Đôi bướm lượn, cánh vươn làn sương mỏng Chập chờn bay theo phấn điểm muôn hoa Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng

Đàn chim khuyên đưa nhạt ánh sương sa

(Xuân về - Chế Lan Viên)

Câu thơ nào cũng là tiếng reo vui, lấp lánh sắc màu sự sống. Có khi, nhà thơ gửi vào quê hương, đất nước nỗi lòng suy tư, u uất của mình:

Chao ôi thu đã tới rồi sao Thu trước vừa qua mới độ nào Mới độ nào đây hoa rạng vỡ

Nắng hồng choàng lấp dãi bàng cao Cũng mới độ nào trong gió lộng Nắng lau bừng sáng núi lau xanh Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những bóng tre cao rũ trước thành

(Thu – Chế Lan Viên)

Cũng như Chế Lan Viên, bên cạnh giọng điệu bi thương, thơ Hàn Mặc Tử giai đoạn đầu là tiếng thơ trong trẻo, reo vui. Giọng điệu trong sáng, mộc mạc trong Mùa xuân chín như một cơn gió mát thổi qua thế giới nghệ thuật thơ ca Hàn Mặc Tử:

78

Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Một chữ “trêu” đáng yêu quá, thật thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ. Tâm hồn nhạy cảm, yêu đời thiết tha của Hàn Mặc Tử đã bắt vào lời hát ấy nhiều xao xuyến bằng giọng điệu thật thà, trong trẻo:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Trong tập thơ Gái quê, chúng ta thấy được giai diệu du dương, êm ả kết hợp cùng giọng điệu thật thà, trong trẻo của một tâm hồn thư thái, bình an. Ví như cái giọng điệu thật thà đến tự nhiên mà lại hết sức hóm hỉnh và dễ thương, như một lời ướm hỏi tự nhiên mà hết sức thành thật:

Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhìn thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm Từ lúc tóc em bỏ trái đào

Tới chừng cặp má đỏ au au Tôi đều nhận thấy trong con mắt Một vẻ thơ ngây và ước ao

79

Lớn lên, em đã biết làm duyên Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng Nghe nói ba em chưa chịu nhận Cau trầu của khách láng giềng bên

(Gái quê – Hàn Mặc Tử)

Giọng điệu của người Bình Định rất đặc trưng bởi lối nói ngắn gọn, kiệm từ, nhưng chắc thật. Nhiều người cho rằng người Bình Định nói như dao chém xuống đá hay người Bình Định ăn sóng nói gió… Điều đó không sai, bởi mảnh đất miền Trung khô cằn, sỏi đá, mặn chát hương vị của biển làm sao có cách nói ngọt ngào của sông nước miền Nam, hay lịch thiệp của người miền Bắc. Nhưng chính cái giọng riêng đó lại là cái đáng quý của người Bình Định. Dẫu đi nhiều nơi nhưng người Bình Định dường như khó mất đi giọng thật thà chất phác này. Đó cũng là điều làm cho các địa phương trên cả nước rất yêu quý người Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)