Giọng điệu tiếc nuối, nhớ nhung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 83 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giọng điệu tiếc nuối, nhớ nhung

Trong dòng cảm xúc viết về Bình Định, nỗi tiếc nuối, nhớ nhung luôn hiện diện trong tâm khảm của các nhà thơ. Tiếc nuối, nhớ nhung cho một thời đại hào hùng, vàng son của Chiêm quốc dân Hời, tiếc nuối nhớ nhung khi đứng trước dấu tích cổ xưa của lịch sử thời Tây Sơn, tiếc nuối nhớ nhung về một mảnh đất nghèo nhưng đầy nghĩa tình khi đã xa…

Có lẽ Chế Lan Viên là người biểu lộ rõ giọng thơ này trong sáng tác của mình nhất. Dòng cảm xúc viết về Chiêm Thành trong Điêu tàn được dẫn dắt bởi nỗi tiếc nuối, nhớ nhung, sầu thương cho một quá khứ đã lùi xa:

Nàng Trăng đã lui dần về núi thẳm, Gió căm hờn đua gỡ ánh sao mờ. Mà cảnh vật vì đâu sầu ảm đạm? Trên đồi cao, Tháp cũ đứng trơ vơ.

80

Vì buồn đau nên thiên nhiên, cảnh vật cũng nhuốm màu bi ai, sầu thảm. Trăng, gió là của tự nhiên nhưng cũng chịu sự điều khiển của tâm trạng con người. Chiêm quốc xa xôi mờ khuất bởi bóng đêm dĩ vãng. Trăng mờ khuất vào núi, gió căm hờn, sao cũng thiếu sự sáng soi. Tất cả tạo vật đều mất đi vẻ đẹp tự nhiên vì nỗi buồn chiếm lĩnh, lan tỏa trong lời thơ. Câu hỏi tu từ “vì đâu sầu ảm đạm” tự nó đã có câu trả lời. Giọng điệu da diết đau đáu về sự tang thương, dâu bể của tạo hóa chi phối toàn bộ những vần thơ viết về Chăm pa của Chế Lan Viên.

Tiêu biểu cho giọng điệu da diết, đau đáu về quê hương ruột rà phải kể đến Yến Lan. Thực chất vẻ mờ mờ, sương khói trong thơ Yến Lan cũng bởi nỗi niềm gắn bó da diết với quê hương. Tất cả hình bóng quê hương đã kết tinh thành những hình ảnh mỹ miều trong tiềm thức để từ đó ông viết những vần thơ thật đẹp về bến sông quê, về thành cổ, về mảnh vườn ngập nắng… đi vào lòng người. Những hình ảnh đó đều được thể hiện bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng đi vào lòng người:

Trời Bình Định có thương em lẻ chiếc, Đường chờ xe sông nước ước mong thuyền.

(Bình Định 1935 – Yến Lan)

Đất Bình Định qua bao thăng trầm của thời gian vẫn không thôi chiếm lĩnh trong tâm hồn Yến Lan. Viết về sự mất mát của Bình Định trong chiến tranh nỗi lòng Yến Lan cũng day dứt khôn nguôi. Giọng thơ Yến Lan viết về Bình Định những năm tháng này như chùng xuống, nặng nề nỗi đau mất mát. Bình Định cũng như Yến Lan đang quằn mình hứng chịu những thương đau để chờ đợi khấp khởi về một ngày đường đầy xe, sông nước đầy thuyền ghe.

Quách Tấn làm thơ giữa lúc hai trường phái thơ cũ – thơ mới đang có những cuộc bút chiến dữ dội trên văn đàn. Sống trong giai đoạn giao thời ấy, người nghệ sĩ cảm thấy mình thật đơn độc, có lẽ vậy nên giọng thơ ông có lúc

81

thâm trầm, man mác nỗi buồn, nỗi nhớ nhung quê hương, nhớ về người thân, gia đình khi trước mắt là cảnh:

Trống trải ba gian nhà nhện choán Ngửa nghiêng bốn mặt dậu bìm leo Cội tùng bóng ngã sương rơi lệ Ngõ trúc mây che cuốc dục sầu

(Vềthăm nhà cảm tác – Quách Tấn) Đó còn là nỗi ưu tư, trăn trở với quê nhà:

Tựa cửa chờ trăng mọc Muôn xa lòng ghé về

(Mong đợi – Quách Tấn)

Đó là một giọng điệu thơ thâm trầm, mang nỗi u buồn của mối sầu thiên cổ. Giọng điệu thơ riêng này của Quách Tấn song song tồn tại, hòa điệu với những giọng điệu khác tạo thành tích chất đa giọng điệu trong thơ Quách Tấn.

Trong vật vã đau thương, tiếng thơ Hàn Mặc Tử cũng thấm đẫm giọng điệu tiếc nuối, nhớ nhung. Đó là nỗi lòng nhớ nhung trong tình yêu:

Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh Hơn hết u buồn của nước mây Của những tình duyên thương lỡ dở Của lời rên xiết gió heo may

(Sầu vạn cổ - Quách Tấn) Khi thì nhà thơ vật vã trong nỗi cô đơn và nỗi nhớ:

Nhớ thôi lòng những sầu bi Lệ rơi vào rượu hàng mi lờ đờ”

(Say chết đêm nay – Hàn Mặc Tử)

Thi nhân u buồn, đau đớn trước thực tại mất mát để rồi tự đi tìm chính bản thân mình:

Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

82

Đó là nỗi lòng của “Một khối tình nức nở giữa âm u – Một hồn đau rã lần theo hương khói” (Trường tương tư – Hàn Mặc Tử).

Viết về mảnh đất gắn bó máu thịt của mình, các nhà thơ Bình Định không hề giấu diếm cảm xúc. Yêu thì tuôn trào cảm xúc; xót xa, thương nhớ thì đau đáu, dằng dặc trong câu thơ. Giọng điệu da diết nhớ thương đã khiến những vần thơ viết về Bình Định thêm đậm tình, đi sâu vào tâm cảm của người đọc. Giọng điệu này cũng góp phần làm cho Bình Định hiện lên với chiều sâu của cảm xúc, hình ảnh thơ cũng thêm phần lung linh, đẹp đẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn địa văn hóa bình định trong thơ bàn thành tứ hữu (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)