Đối với UBND huyện Vân Canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 106 - 122)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.4. Đối với UBND huyện Vân Canh

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ từ việc quan tâm tới công tác tuyên truyền, thông tin đại chúng tới mọi thành phần kinh tế và người dân trong địa phương đến việc giám sát kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH theo đúng luật định. Cần gắn trách nhiệm của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương các cấp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tổ chức thực hiện, UBND huyện cần chỉ đạo ngành Lao động thương binh và Xã hội, Y tế, Thanh tra nhà nước, BHXH tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH tại BHXH huyện Vân Canh, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Vân Canh định kỳ và đột xuất để kịp thời nắm bắt, sửa chữa các sai phạm trong công tác giải quyết chi và chi trả BHXH cho NLĐ.

+ Một là, hàng năm cần tổ chức sát hạch năng lực chuyên môn và kết quả công việc để đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, nâng cao chất lượng hoạt động KSNB trong đơn vị.

+ Hai là, cần kiện toàn cơ cấu tổ chức thông qua việc thành lập bộ phận KSNB như ban tư vấn đánh giá rủi ro để giúp Giám đốc đơn vị phòng ngừa rủi ro và ứng phó kịp thời với các rủi ro.

+ Ba là, cần có chế tài khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức bình đẳng, rõ ràng, công khai và minh bạch.

+ Bốn là, cần đề cao công tác phòng ngừa và đối phó với các rủi ro; tăng cường phối hợp với các bên liên quan để kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

+ Năm là, cần phối hợp với các bên liên quan như Chi cục thuế, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vân Canh trong việc hoàn thiện cơ

sở dữ liệu về người lao động, đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH.

+ Sáu là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cần phải thực hiện đúng quy trình, quy định của ngành BHXH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện công tác KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh để tồn tại và phát triển, để thích nghi với hoạt động kinh tế xã hội, phù hợp với công cuộc cải cách BHXH và khắc phục những sai sót trong công tác kiểm soát chi BHXH huyện Vân Canh là công việc mang tính bắt buộc. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh, chương này đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh, bao gồm:

- Hoàn thiện về môi trường kiểm soát;

- Hoàn thiện về nhận dạng và đánh giá rủi ro; - Hoàn thiện về thông tin và truyền thông - Hoàn thiện công tác kiểm soát;

- Hoàn thiện công tác giám sát;

- Hoàn thiện về chống gian lận trục lợi quỹ BHXH.

Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày một số kiến nghị cần thiết để thực hiện các giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bình Định và BHXH huyện Vân Canh

KẾT LUẬN CHUNG

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực chất đây là chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu tất yếu của người lao động, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động hơn nữa là an toàn xã hội.

Với yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, yêu cầu đặt ra đối với BHXH huyện Vân Canh là phải bảo đảm thực hiện chi trả có hiệu quả, tạo sự chủ động về tài chính, giảm tối đa sự bao cấp của đơn vị chủ quản. Do đó, sự cần thiết trong công tác quản lý là phải có sự kiểm soát trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó công tác kiểm soát chi là rất quan trọng trong quản lý tài chính. Với mục tiêu đã đặt ra của đề tài nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:

Đáp ứng với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường, BHXH huyện Vân Canh đã từng bước cải tiến phương thức quản lý, cách thức kiểm soát chi BHXH, từng bước hoàn thiện tạo điều kiện để đơn vị SDLĐ giải quyết các chế độ BHXH phát huy tính chủ động cho NLĐ và đơn vị SDLĐ trong việc thực hiện BHXH. Quá trình cải cách đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong quá trình thực hiện như đã nêu trong chương 2 nên kết quả kiểm soát chi BHXH chưa cao.

Bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã đặt ra và giải quyết tương đối đầy đủ vấn đề KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh:

- Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB trong khu vực công;

- Thứ hai: Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh;

- Thứ ba: Luận văn đã đề ra được các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác KSNB chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nhỏ và thời gian nghiên cứu không nhiều nên giá trị của luận văn chỉ được áp dụng trong phạm vi tại BHXH huyện Vân Canh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Võ Năm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

[2]. Huỳnh Thị Ly Ly (2015), Hoàn thiện kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.

[3]. Lê Thị Mỹ Hoa (2016), Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn”, Trường Đại học Quy Nhơn.

[4]. Võ Thị Thanh Nhàn (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu – chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.

[5]. Hồ Thị Minh Tân (2018), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn. [6]. Lê Thị Nhung (2019), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại

Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

[7]. Bộ môn Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2012),

Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông, Hồ Chí Minh.

[8]. Nguyễn Phú Giang, Nguyễn Trúc Lê (2014), Kiểm toán nội bộ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội .

[9]. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ- BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 3, Hà Nội.

[10]. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Hà Nội.

[12]. Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13, Hà Nội.

[13].Bảo hiểm xã hội việt Nam (2016), Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của BHXH Việt Nam về chi trả chế độ BHXH và BHTN, Hà Nội.

[14]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

[15]. Quốc hội (2014), Luật BHYT sửa đổi, bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 06 năm 2014, Hà Nội.

[16]. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thông qua ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Hà Nội

[17].Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam, truy

cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/, ngày 20 tháng 02 năm 2020.

[18]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/07/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Hà Nội. [19]. Bảo hiểm xã hội việt Nam (2016), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày

14/04/2017 của BHXH Việt Nam về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản ý số BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.

[20]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 16/07/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁN BỘ, VIÊN CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VÂN CANH THAM GIA KHẢO SÁT

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ

1 Phạm Đình Chiến Phó Giám đốc

2 Võ Thị Tuyết Nhung Thu BHXH, BHYT, BHTN 3 Đinh Thị Hồng Định Thu BHXH, BHYT, BHTN 4 Nguyễn Văn Trưng Kế toán

5 Nguyễn Văn Long Giám định

6 Văn Trần Thị Kim Xoa Thực hiện CSXH – Sổ thẻ 7 Trần Thị Thanh Trúc Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ 8 Trần Thị Thu Hiền Chuyên viên

9 Lâm Thanh Sang Chuyên viên 10 Nguyễn Thị Thùy Trang Chuyên viên

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN HOÀN THIỆN PHIẾU KHẢO SÁT

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Thị Thùy Linh Trường Đại học Quy Nhơn 2 Văn Hải Ngọc Trường Đại học Quang Trung 3 Nguyễn Ngọc Tiến Trường Đại học Quy Nhơn

4 Nguyễn Văn Thông Phòng Kế hoạch tài chính, BHXH tỉnh Bình Định

5 Nguyễn Thị Hoài Mỹ Phòng Kế hoạch tài chính, BHXH tỉnh Bình Định

6 Đặng Văn Lý Phòng Thu, BHXH tỉnh Bình Định 7 Nguyễn Quốc Luật Phòng Thanh tra-Kiểm tra, BHXH tỉnh

Bình Định

8 Dương Vĩnh Ngọc Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH tỉnh Bình Định

9 Lê Thị Thúy Phòng Chế độ, BHXH tỉnh Bình Định 10 Huỳnh Đức Hùng Phòng Thanh tra – Kiểm tra, BHXH

PHỤ LỤC 3:

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Đỗ Thị Thanh Liêm. Hiện tôi đang theo học lớp Cao học chuyên ngành Kế toán tại Trường Đại học Quy Nhơn. Để hoàn thành chương trình học, tôi đang tiến hành nghiên cứu khoa học đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tôi thực hiện một cuộc khảo sát để nắm bắt tình hình kiểm soát nội bộ tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Vân Canh. Bảng câu hỏi này là một phần của quá trình nghiên cứu nói trên.

Sự trả lời khách quan của Anh/Chị là vô cùng cần thiết đối với tôi. Tôi chỉ công bố các số liệu tổng hợp. Các ý kiến trả lời của Anh/Chị sẽ được bảo mật tuyệt đối về thông tin.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên: 2. Giới tính:

3. Đơn vị công tác: 4. Chức vụ/ Chức danh:

5. Số năm công tác trong ngành: PHẦN II: CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH huyện Vân Canh. Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp:

Yếu

tố 1 Môi trường kiểm soát Không

1

Tại cơ quan anh/chị có xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức (như các chuẩn mực về quy tắc ứng xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn) nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử có đạo đức của nhân viên không?

2

Tại cơ quan anh/chị có ban hành đủ văn bản quy định quy chế chi BHXH và tuyển chọn nhân sự, triết lý làm việc không?

3

Trong cơ quan anh/chị, các cán bộ, viên chức có thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức đã đề ra hay không?

4 Sự phân công công việc trong cơ quan anh/chị có phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng cán bộ viên chức không?

5

Cơ quan anh/chị có tạo điều kiện để cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn không?

6

Hàng năm, Ban giám đốc trong cơ quan anh/chị có cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị không?

7 Các tổ nghiệp vụ của đơn vị hiện đã phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao không?

8

Trong cơ quan anh/chị có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm chuyên môn cho từng bộ phận không?

9 Cơ quan anh/chị có xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng không?

10

Cơ quan anh/chị có đưa ra các quy định xử phạt thích hợp đối với việc vi phạm các quy tắc ứng xử, nội quy Cơ quan không?

Yếu

tố 2 Đánh giá rủi ro Không

1 Theo anh/chị việc đánh giá rủi ro có cần thiết đối với KSNB chi BHXH tại cơ quan anh/chị không?

2

Bản thân anh/chị và Ban lãnh đạo có thường xuyên nhận diện rủi ro chi BHXH xảy ra đối với Cơ quan của anh/chị không?

3

Theo anh/chị, trong cơ quan anh/chị còn cán bộ nào chưa hiểu thấu đáo về công việc của mình làm không? Còn nhân viên nào làm việc một cách tự phát không?

4 Theo anh/chị, quy trình chi BHXH tại cơ quan anh/chị có hoàn toàn hợp lý hay chưa?

5 Công tác chi chế độ BHXH có giải quyết chi đúng chế độ, đúng đối tượng tham gia hay không?

6

Tại cơ quan anh/chị có trường hợp cán bộ chính sách tính toán, duyệt sai số tiền trợ cấp cho người lao động không?

7 Tại cơ quan anh/chị có xảy ra trường hợp chi sai số tiền trợ cấp BHXH cho người hưởng không?

qua hệ thống bưu điện có xảy ra mất tiền không? Có trường hợp nào đã ký nhận nhưng trên thực tế vẫn chưa nhận được tiền không? Có trường hợp nào chi sai đối tượng không? Có trường hợp nào thực tế đã nhận tiền nhưng chưa ký danh sách nhận tiền không?

Yếu

tố 3 Hoạt động kiểm soát Không

1

Cơ quan anh/chị có phân chia trách nhiệm, quy trình công việc, thực hiện các kiểm tra cần thiết trong hoạt động chi BHXH không?

2

Ban Giám đốc có thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chi trả các chế độ BHXH hay không?

3 Việc phân chia nhiệm vụ giữa các nhân viên có hợp lý không?

4

Đơn vị anh/chị có ứng dụng công nghệ thông tin (máy tính) trong hoạt động quản lý, kiểm soát chi BHXH không?

5

Hệ thống phần mềm quản lý có được phân quyền sử dụng, phân quyền khai thác thông tin cho từng đối tượng sử dụng không?

6

Nhân viên kế toán của đơn vị có thường xuyên đối chiếu số liệu kế toán với ngân hàng và các bộ phận liên quan không?

7 Trong cơ quan anh/chị có sự phối hợp giữa các bộ phận trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của

mình không?

8 Các thủ tục và quy trình giải quyết hồ sơ có được thực hiện kịp thời không?

9 Hệ thống phần mềm quản lý, giải quyết các chế độ trợ cấp BHXH có hạn chế không?

Yếu

tố 4 Thông tin và truyền thông Không

1

Đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý, truyền đạt thông tin (như Internet, máy chủ, mạng Lan, phần mềm…) không?

2

Cơ quan anh/chị có thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhật các quy định mới, họp giao ban định kỳ và những thông tin cần thiết kịp thời không?

3 Các thông tin nội bộ của đơn vị có được phổ biến triển khai kịp thời đến các cán bộ không?

4

Các cán bộ viên chức có được khuyến khích báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý cho ban lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 106 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)