7. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Mục tiêu của BHXH là nhằm phục vụ NLĐ, vì lợi ích và quyền lợi của số đông NLĐ, vì vậy sẽ rất khó để có thể thực hiện tốt mục tiêu này nếu chỉ có sự nỗ lực từ một phía cơ quan BHXH, mà đòi hỏi cần phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát của các cơ quan quản lý cấp trên, của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương.
Xem xét bổ sung, sửa đổi một số điều khoản của luật BHXH quy định. Cụ thể:
- Nghiên cứu đưa các đối tượng thụ hưởng BHXH, các đơn vị khai mang khi tham gia BHXH để hưởng ốm đau, thai sản phải xử lý hình sự. Các trường hợp một đơn vị mà tất cả nữ trong độ tuổi sinh sản đều mang bầu để hưởng thai sản. Như vậy đây được coi là tội danh chiếm dụng trái phép tài sản của người khác.
- Nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Nhà nước cần có chế tài xử phạt mạnh hơn đối với các đơn vị vi phạm Luật BHXH về việc chi BHXH. Đơn giản hoá những thủ tục khi lập hồ sơ xử phạt để đảm bảo hiệu quả và thể hiện sự răn đe cần thiết đối với những đơn vị, tổ
chức cố tình vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Mức phạt tối đa của hình thức phạt tiền là 50 triệu đồng đối với các hành vi trục lợi quỹ BHXH trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp chiếm dụng quỹ BHXH để làm mục đích khác.
- Chính vì vậy, gây nhiều trở ngại trong việc giải quyết các chế độ BHXH. Về phía Nhà nước, cần hoàn thiện các quy định hoạt động BHXH để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và mang tính thống nhất. Để thực thi được giải pháp này cần kết hợp các giải pháp như sau:
+ Cần có sự hỗ trợ, thực thi đồng bộ giữa các ban ngành liên quan giúp hoạt động BHXH thực hiện được nhiệm vụ một cách dễ dàng.
+ Cần có một văn bản Luật BHXH bao trùm, tránh việc xuất hiện nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề dẫn đến chồng chéo nhau và tồn tại mâu thuẫn trong việc giải quyết chế độ BHXH dẫn đến những thắc mắc, khiếu kiện về giải quyết chế độ. Trong luật BHXH cần quy định rõ chế tài đối với những vi phạm trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, đảm bảo thực sự nghiêm minh và mang tính giáo dục cao.
+ Quy định bằng văn bản pháp luật về trách nhiệm của Ban lãnh đạo đối với việc quản lý các rủi ro KSNB các khoản chi BHXH để nâng cao ý thức của họ về việc luôn gắn mục tiêu phát triển hoạt động BHXH với sự đảm bảo an toàn cho Quỹ BHXH thông qua việc quản lý các rủi ro.
+ Hoàn thiện các quy định pháp lý về tổ chức, hoạt động của BHXH và xác định rõ trách nhiệm của Ban lãnh đạo BHXH trong việc phải duy trì cơ chế KSNB hiệu quả.
- Cần nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát và đánh giá hệ thống KSNB của các cơ quan thuộc BHXH Việt Nam. Hiện nay, hoạt động kiểm tra pháp chế hoạt động BHXH thuộc BHXH Việt Nam với chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra BHXH bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước trong việc thực hiện
pháp luật về BHXH. Với ý nghĩa đó, hoạt động kiểm tra thanh tra cũng phải dựa trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, kiểm tra, thanh tra BHXH không chỉ bị điều chỉnh bởi quy định pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra mà đồng thời còn chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống pháp luật BHXH, mà cụ thể là các chế độ chính sách và cơ chế quản lý về BHXH theo quy định của pháp luật. Theo chức năng đã được giao phó, hoạt động kiểm tra của BHXH chỉ mới thực hiện được một phía chủ yếu là kiểm tra về phía đơn vị tham gia BHXH có nộp đủ và chi đúng chế độ hay không. Còn về phía hệ thống KSNB của hoạt động BHXH chưa được thực hiện. Vì vậy, cần phải đề cao vai trò KSNB của hoạt động BHXH để quản lý đầy đủ các rủi ro cả bên trong và bên ngoài đơn vị BHXH. Như vậy, để kiểm tra, thanh tra BHXH được thực hiện quản lý rủi ro và đánh giá hệ thống KSNB cần có các biện pháp sau:
+ Tổ chức cơ cấu hệ thống KSNB phù hợp, thực hiện đúng vai trò. + Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra.
+ Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy chế và quy trình kiểm tra, thanh tra bao gồm trách nhiệm đánh giá công tác kiểm tra để tránh sự chồng chéo khi kiểm tra. Quy định các chế tài đối với các đơn vị BHXH nếu kiểm tra BHXH phát hiện hoạt động kiểm soát nội bộ yếu kém.
+ Thiết lập các tiêu chí cụ thể khi đánh giá rủi ro chi BHXH khi thực hiện kiểm tra.
+ Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về thanh tra BHXH.
+ Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra BHXH thông qua mạng thông tin trực tuyến với các đơn vị BHXH. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật thông tin của các đối tượng tham gia BHXH.
nghĩa là tăng cường việc giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động BHXH. Giải pháp này yêu cầu hệ thống KSNB phải thực sự độc lập với đơn vị BHXH để những quy định, luật pháp BHXH bảo đảm được thực hiện đúng và phù hợp. Đồng thời, sẽ kiểm tra xuyên suốt trong quá trình thực hiện hoạt động BHXH, phát hiện ra những quy định chưa phù hợp hoặc chồng chéo. Từ đó, có những đề nghị hoàn thiện công tác BHXH.
- Cần tạo lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho hoạt động BHXH và các đối tượng tham gia BHXH. Để ngành BHXH xứng đáng là trụ cột trong hệ thống ASXH trên địa bàn tỉnh, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó việc nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, có sự kết nối liên thông với nhau giữa các bộ phận, các đơn vị trong ngành và kết nối với các cơ quan có liên quan như Phòng lao động – thương binh và Xã hội, Thuế, Tòa án, Công an,… là rất cần thiết. Điều này không những làm tăng hiệu quả công việc mà còn giảm những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Cần đầu tư các phương tiện quản lý hiện đại nhằm tin học hoá hệ thống quản lý; cập nhật, xử lý, lưu trữ khối lượng lớn các thông tin về thu, chi, quản lý quỹ BHXH để đảm bảo cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nghiệp vụ kịp thời, có hiệu quả.
- Nhà nước cần sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH.
+ Để hạn chế số người nghỉ trợ cấp một lần, bảo tồn và phát triển quỹ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn bó BHXH cần phải: một là, mức đóng BHXH giữa các khu vực không nên có sự chênh lệch khá xa như hiện nay, cần phải khống chế một mức trần thích hợp. Thứ hai, có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm Điều lệ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. Có biện pháp quản lý răn đe đối tượng hưởng thất nghiệp ảo, trục
lợi quỹ BHXH.
+ Một thực tế hiện nay là tuất một lần sẽ chỉ bằng 1/2 chế độ hưu một lần và thậm chí hưu một lần có chế độ trợ cấp lớn hơn nhiều so với trợ cấp tiền tuất một lần, làm nảy sinh tiêu cực trong khâu thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ BHXH. Bằng mọi cách, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cả gia đình và cơ quan đều phối hợp nhằm có thể giải quyết chế độ cho người lao động đó theo cách hưu một lần. Trong điều kiện tiến bộ y học hiện nay sẽ dự tính tuổi thọ cụ thể của từng người và đương nhiên họ sẽ chọn con đường về hưu trợ cấp một lần. Vì vậy, cần nâng mức trợ cấp tiền tuất một lần cho người lao động lên ít nhất cũng bằng mức trợ cấp về nghỉ hưu một lần để tránh tình trạng số người về nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng cao. Cứ mỗi năm tham gia BHXH được thanh toán bằng một tháng lương bình quân đóng BHXH; không khống chế mức tối đa, trường hợp đối tượng tham gia chưa đến một năm thì cũng tính bằng một năm hưởng trợ cấp, như thế rất không công bằng.
+ Quy định chặt chẽ về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải được giải quyết dứt điểm trong tháng, trong quý. Quy định này, thứ nhất là tạo điều kiện thanh toán trợ cấp kịp thời cho người lao động khi phải nghỉ ốm đau, thai sản. Thứ hai, nó là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho cơ quan BHXH, vì theo nguyên tắc đóng trước hưởng sau, quy định thời hạn giải quyết chế độ thì đơn vị phải nộp đủ BHXH mới được thanh toán, tránh được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài như hiện nay. Thứ ba, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm giải quyết những hồ sơ “tồn đọng” của đơn vị sử dụng lao động để quý này sang quý sau mới đề nghị thanh toán. Phải có những quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của ba bên: người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện
các chế độ BHXH thì những bất cập trong chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản mới được giải toả.
+ Để hạn chế rủi ro trách nhiệm của cơ quan BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng lương hưu, cần quy định lại việc uỷ quyền cho phù hợp với thực tế. Đó cũng là yêu cầu cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính. Nên chăng, thay giấy uỷ quyền bằng giấy thoả thuận hoặc giấy đề nghị của người hưởng đồng ý cho người khác nhận thay, để phường, xã có đủ thẩm quyền chứng nhận. Hoặc tuỳ từng trường hợp, cho phép người thân được nhận thay khi có giấy viết tay của người hưởng. Một điều hết sức cần thiết, trong giấy chứng nhận thay phải thể hiện được ràng buộc trách nhiệm của người hưởng và người nhận thay khi có sự gian dối hay cố tình vi phạm chế độ, chính sách BHXH.