Khái niệm bảo hiểm xã hội và chi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội và chi bảo hiểm xã hội

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Với khái niệm này, đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường là những người lao động và thân nhân của họ, không phải là tất cả mọi người trong xã hội nói chung. Biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện pháp lập quỹ chuyên dụng, từ sự đóng góp

của người lao động và người sử dụng lao động.

Theo nghĩa rộng, Bảo hiểm xã hội là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp đa dạng và phức tạp. Khi đưa ra khái niệm BHXH xuất phát từ khái niệm chung của bảo hiểm. Có thể hiểu “Bảo hiểm” là sự đảm bảo bằng các quy định hoặc thỏa thuận về việc trả một khoản tiền cho bên tham gia khi có rủi ro xảy ra đối với bên được bảo hiểm trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ bảo hiểm. Rủi ro ở đây là những rủi ro liên quan đến thu nhập từ lao động hoặc các chi phí phải trang trải từ thu nhập đó. Như vậy căn cứ vào mục đích xã hội của BHXH thì BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho người tham gia BHXH trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” [12]. Như vậy mục đích chính của BHXH chính là góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Chi BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi BHXH được hiểu là việc cơ quan nhà nước sử dụng số tiền thuộc NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Nguồn tài chính dùng để chi trả BHXH cho người lao động được lấy từ NSNN và quỹ BHXH. Chi BHXH chủ yếu bao gồm các khoản chi: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản; NDS-PHSK, chế độ hưu trí, tử tuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)