Kết quả đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ chi Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 73 - 81)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Kết quả đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ chi Bảo

xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Tác giả đã phát ra 10 phiếu khảo sát, sau khi khảo sát tác giả thu về 10 phiếu, tất cả các phiếu đều hợp lệ. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả tổng hợp, xử lý, tính toán bằng phần mềm excel cho ra kết quả các chỉ tiêu để phục vụ mục đích nghiên cứu như sau:

- Thứ nhất, về môi trường kiểm soát:

Bảng 2.2: Thống kê ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát tại đơn vị Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % 1

Tại cơ quan anh/chị có xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức (như các chuẩn mực về quy tắc ứng xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn) nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử có đạo đức của nhân viên không?

10 100%

2

Tại cơ quan anh/chị có ban hành đủ văn bản quy định quy chế chi BHXH và tuyển chọn nhân sự, triết lý làm việc không?

10 100%

3

Trong cơ quan anh/chị, các cán bộ, viên chức có thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức đã đề ra hay không?

09 90% 1 10%

4

Sự phân công công việc trong cơ quan anh/chị có phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng cán bộ viên chức không?

08 80% 2 20%

5

Cơ quan anh/chị có tạo điều kiện để cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn không?

Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % 6

Hàng năm, Ban giám đốc trong cơ quan anh/chị có cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị không?

10 100% 7 Các tổ nghiệp vụ của đơn vị hiện đã phù hợp với

chức năng nhiệm vụ được giao không? 10 100% 8

Trong cơ quan anh/chị có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm chuyên môn cho từng bộ phận không?

8 80% 2 20%

9 Cơ quan anh/chị có xây dựng quy chế khen thưởng,

kỷ luật rõ ràng không? 10 100%

10

Cơ quan anh/chị có đưa ra các quy định xử phạt thích hợp đối với việc vi phạm các quy tắc ứng xử, nội quy Cơ quan không?

8 80% 2 20%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy:

+ Có 100% ý kiến cho rằng, tại cơ quan có xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử có đạo đức của nhân viên; có ban hành đủ văn bản quy định quy chế chi BHXH và tuyển chọn nhân sự, triết lý làm việc; cơ quan có tạo điều kiện để cán bộ viên chức trong đơn vị tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ; hàng năm ban giám đốc cùng nhau bàn bạc mục tiêu và đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ; các tổ nghiệp vụ được phân chia phù hợp với chức năng nhiệm vụ; cơ quan có quy chế khen thưởng kỷ luật rõ ràng.

+ Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến cho rằng: còn một số ít cán bộ, nhân viên chưa thực hiện tốt quy tắc ứng xử, các yêu cầu đạo đức mà cơ quan đã đề ra (10%); sự phân công công việc vẫn chưa thật sự phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ (20%); trách nhiệm của từng bộ phận chưa được phân chia rõ ràng (20%); các vi phạm đối với các quy định ứng xử, nội quy cơ quan chưa xử phạt thích hợp (20%). Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng yếu theo đánh

giá của các đối tượng được khảo sát về tính hữu hiệu của KSNB chi BHXH tại đơn vị.

- Thứ hai, về các hoạt động đánh giá rủi ro:

Bảng 2.3: Thống kê ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của các hoạt động đánh giá rủi ro tại đơn vị Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu %

1 Theo anh/chị việc đánh giá rủi ro có cần thiết đối

với KSNB chi BHXH tại cơ quan anh/chị không? 10 100% 2

Bản thân anh/chị và Ban lãnh đạo có thường xuyên nhận diện rủi ro chi BHXH xảy ra đối với Cơ quan của anh/chị không?

8 80% 2 20%

3

Theo anh/chị, trong cơ quan anh/chị còn cán bộ nào chưa hiểu thấu đáo về công việc của mình làm không? Còn nhân viên nào làm việc một cách tự phát không?

8 80% 2 20%

4 Theo anh/chị, quy trình chi BHXH tại cơ quan

anh/chị có hoàn toàn hợp lý hay chưa? 9 90% 1 10% 5 Công tác chi chế độ BHXH có giải quyết chi đúng

chế độ, đúng đối tượng tham gia hay không? 10 100% 6

Tại cơ quan anh/chị có trường hợp cán bộ chính sách tính toán, duyệt sai số tiền trợ cấp cho người lao động không?

7 70% 3 30%

7 Tại cơ quan anh/chị có xảy ra trường hợp chi sai số

tiền trợ cấp BHXH cho người hưởng không? 8 80% 2 20%

8

Cơ quan anh/chị khi tổ chức chi trả chế độ BHXH qua hệ thống bưu điện có xảy ra mất tiền không? Có trường hợp nào đã ký nhận nhưng trên thực tế vẫn chưa nhận được tiền không? Có trường hợp nào chi sai đối tượng không? Có trường hợp nào thực tế đã nhận tiền nhưng chưa ký danh sách nhận tiền không?

9 90% 1 10%

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy:

+ Có 100% ý kiến cho rằng, công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động KSNB chi BHXH tại đơn vị là cần thiết và công tác chi các chế độ BHXH là chi đúng chế độ, đúng đối tượng tham gia.

+ Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, công tác đánh giá rủi ro trong công tác KSNB chi BHXH có một số mặt còn chưa tốt. Cụ thể: có 20% cho rằng nhiều cán bộ trẻ, mới vào ngành ít quan tâm nhận diện các rủi ro chi BHXH; 20% cho rằng cán bộ (chủ yếu là cán bộ trẻ) chưa thực sự hiểu cặn kẽ về nhiệm vụ của mình, làm việc còn mang tính tự phát.

+ Về quy trình quản lý chi: có 10% ý kiến cho rằng cần cải tiến quy trình chi BHXH tại đơn vị; 30% ý kiến cho biết là công tác giải quyết chế độ BHXH vẫn còn bị tính sai tiền dẫn đến chi sai số tiền cho người hưởng; 20% ý kiến cho rằng có chi sai số tiền trợ cấp BHXH cho người hưởng, 10 % cho rằng vẫn còn xảy ra việc người hưởng đã nhận tiền nhưng chưa ký danh sách hoặc ngược lại.

Điều này cho thấy công tác đánh giá rủi ro trong KSNB chi BHXH tại đơn vị chưa thật sự hữu hiệu, nhất là với các hoạt động gắn với các đơn vị có liên quan.

- Thứ ba, về hoạt động kiểm soát:

Bảng 2.4: Thống kê ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát tại đơn vị Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % 1

Cơ quan anh/chị có phân chia trách nhiệm, quy trình công việc, thực hiện các kiểm tra cần thiết trong hoạt động chi BHXH không?

10 100%

2 Ban Giám đốc có thường xuyên tăng cường

BHXH hay không?

3 Việc phân chia nhiệm vụ giữa các nhân viên có

hợp lý không? 8 80% 2 20%

4

Đơn vị anh/chị có ứng dụng công nghệ thông tin (máy tính) trong hoạt động quản lý, kiểm soát chi BHXH không?

10 100%

5

Hệ thống phần mềm quản lý có được phân quyền sử dụng, phân quyền khai thác thông tin cho từng đối tượng sử dụng không?

10 100%

6

Nhân viên kế toán của đơn vị có thường xuyên đối chiếu số liệu kế toán với ngân hàng và các bộ phận liên quan không?

10 100%

7

Trong cơ quan anh/chị có sự phối hợp giữa các bộ phận trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình không?

7 70% 3 30%

8 Các thủ tục và quy trình giải quyết hồ sơ có được

thực hiện kịp thời không? 8 80% 2 20%

9 Hệ thống phần mềm quản lý, giải quyết các chế

độ trợ cấp BHXH có hạn chế không? 8 80% 2 20%

(Nguồn: Tổng hợp

từ kết quả khảo sát)

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy:

+ 100% các ý kiến đều cho rằng, cơ quan có phân chia trách nhiệm, quy trình công việc, thực hiện các kiểm tra cần thiết trong hoạt động chi BHXH; Ban Giám đốc thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chi trả các chế độ BHXH; đơn vị có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, kiểm soát chi BHXH; hệ thống phần mềm quản lý có phân quyền sử dụng, phân quyền khai thác thông tin cho từng đối tượng sử dụng và nhân viên kế toán của đơn vị thường xuyên đối chiếu số liệu kế toán với ngân hàng và các bộ phận liên quan.

+ Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn còn cho rằng các hoạt động kiểm soát chưa thực sự hiệu quả như: 20% ý kiến cho rằng việc phân chia nhiệm vụ

giữa các nhân viên là chưa hợp lý; 30% ý kiến cho rằng việc phối hợp giữa các bộ phận còn chưa tốt nên dẫn đến việc giải quyết hồ sơ còn chậm; 20% ý kiến đánh giá việc thực hiện quy trình giải quyết chưa kịp thời, hạn chế khi giải quyết các chế độ trợ cấp BHXH.

- Thứ tư, về thông tin và truyền thông:

Bảng 2.5: Thống kê ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của thông tin và truyền thông tại đơn vị Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % 1

Đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý, truyền đạt thông tin (như Internet, máy chủ, mạng Lan, phần mềm…) không?

10 100%

2

Cơ quan anh/chị có thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhật các quy định mới, họp giao ban định kỳ và những thông tin cần thiết kịp thời không?

7 70% 3 30%

3 Các thông tin nội bộ của đơn vị có được phổ biến

triển khai kịp thời đến các cán bộ không? 10 100% 4

Các cán bộ viên chức có được khuyến khích báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý cho ban lãnh đạo, các tổ trưởng, tổ phó không?

10 100%

5

Cán bộ viên chức trong cơ quan anh/chị có báo cáo ngay lập tức các sự cố xảy ra cho người quản lý không?

10 100%

6

Công tác kế toán của đơn vị có được thực hiện bằng phần mềm và quản lý kiểm soát được toàn bộ nghiệp vụ kế toán không?

10 100%

7

Hệ thống thông tin kế toán của đơn vị có thể sẵn sàng cung cấp thông tin cho các bộ phận để kiểm tra đối chiếu không?

8 80% 2 20%

8

Các tổ trưởng, tổ phó các tổ nghiệp vụ có thường xuyên báo cáo tình hình công việc cho lãnh đạo để họ đưa ra những chỉ đạo kịp thời không?

10 100%

9 Công tác chi BHXH của đơn vị có được thực hiện

Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % bộ nghiệp vụ không? 10

Công tác giải quyết chế độ BHXH của đơn vị có được thực hiện bằng phần mềm và quản lý kiểm soát được toàn bộ nghiệp vụ không?

10 100%

11

Hệ thống thông tin truyền thông của cơ quan anh/chị có đảm bảo tuyên truyền các chế độ, chính sách BHXH tới người sử dụng lao động, người lao động và tới toàn dân không?

8 80% 2 20%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy:

+ 100% các ý kiến đều cho rằng, đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý, truyền đạt thông tin; các thông tin nội bộ của đơn vị được phổ biến, triển khai kịp thời; các cán bộ, viên chức được khuyến khích báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý cho ban lãnh đạo, các tổ trưởng, tổ phó. Khi phát sinh sự cố, các cán bộ, viên chức trong đơn vị có báo cáo ngay lập tức các sự cố xảy ra cho người quản lý; công tác kế toán của đơn vị được thực hiện bằng phần mềm và cơ bản đã quản lý kiểm soát được toàn bộ nghiệp vụ kế toán tại đơn vị; các tổ trưởng, tổ phó các tổ nghiệp vụ thường xuyên báo cáo tình hình công việc cho Ban giám đốc để đưa ra những chỉ đạo kịp thời; công tác chi BHXH của đơn vị được thực hiện bằng phần mềm và cơ quản quản lý kiểm soát được toàn bộ nghiệp vụ; công tác giải quyết chế độ BHXH của đơn vị cũng được thực hiện bằng phần mềm và cũng cơ bản quản lý kiểm soát được toàn bộ các nghiệp vụ.

+ Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng công tác thông tin và truyền thông tại đơn vị hoạt động chưa hữu hiệu, vẫn còn 30% ý kiến cho rằng cơ quan không thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ; 20% ý kiến cho rằng hệ thống thông tin kế toán của đơn vị chưa sẵn sàng cung cấp thông tin cho các bộ phận để kiểm tra, đối chiếu và 20% ý kiến cho rằng hệ thống

thông tin truyền thông của cơ quan chưa đảm bảo tuyên truyền các chế độ, chính sách BHXH tới người sử dụng lao động, người lao động và tới toàn dân trên địa bàn huyện Vân Canh.

- Thứ năm, về hoạt động giám sát:

Bảng 2.6: Thống kê ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của hoạt động giám sát tại đơn vị Stt Tiêu chí khảo sát Không Số phiếu % Số phiếu % 1

Cơ quan anh/chị có tổ chức thường xuyên định kỳ hoạt động giám sát, kiểm tra, hoạt động chi BHXH hay không?

10 100%

2

Ban Giám đốc có thường xuyên thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý và điều chỉnh trong hoạt động chi BHXH không?

10 100%

3

Định kỳ, Ban giám đốc có đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của từng cán bộ, nhân viên không?

10 100%

4

Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận có tạo điều kiện cho sự giám sát lẫn nhau không?

8 80% 2 20%

5 Hàng quý, có quyết toán tình hình chi BHXH với

BHXH tỉnh không? 10 100%

6

Hàng quý, có quyết toán tình hình giải quyết chế độ trợ cấp BHXH, chi trợ cấp BHXH với BHXH tỉnh không?

10 100%

7

Hàng tháng, cơ quan BHXH có gửi thông báo đối chiều tình hình đóng BHXH cho các đơn vị tham gia không?

10 100%

8

BHXH thị xã có chịu sự giám sát các hoạt động chi BHXH từ các cơ quan chức năng như Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước không?

10 100%

9 Định kỳ hoặc đột xuất cơ quan anh/chị có kiểm

tra công tác chi BHXH của đại lý chi trả không? 8 80% 2 20%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy:

hoạt động giám sát, kiểm tra, hoạt động chi BHXH; Ban Giám đốc thường xuyên thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý và điều chỉnh trong hoạt động chi BHXH và định kỳ, ban giám đốc đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của từng cán bộ. Hàng quý, cơ quan đều quyết toán tình hình chi BHXH, tình hình giải quyết và chi chế độ trợ cấp BHXH với BHXH tỉnh. Hàng tháng, cơ quan đều gửi thông báo đối chiếu tình hình đóng BHXH cho các đơn vị tham gia; BHXH huyện chịu sự giám sát các hoạt động chi BHXH từ các cơ quan chức năng như: thanh tra BHXH tỉnh, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước.

+ Tuy nhiên, cũng còn ý kiến cho rằng công tác giám sát cần phải cải thiện, như: 20% ý kiến cho biết cơ quan chưa kiểm tra đột xuất công tác chi BHXH của đại lý đại lý chi trả; 20% ý kiến cho rằng việc phân chia chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận vẫn chưa tạo điều kiện cho sự giám sát lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)