Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 104 - 106)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.3. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

Muốn cho công tác kiểm soát nội bộ được thực hiện hiệu quả thì BGĐ tại Cơ quan BHXH tỉnh Bình Định cần tiến hành hoàn thiện các yếu tố sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH, những quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, tổ chức tuyên truyền, đặc biệt là đối với người lao động và đơn vị SDLĐ để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện chính sách BHXH.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH của các cá nhân, đơn vị tham gia BHXH, tổ chức BHXH đưa ra chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gian lận, trục lợi. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH đối với các đơn vị trên địa bàn, xử phạt những đơn vị tái vi phạm các quy định của Luật BHXH.

- Ban hành quy chế làm việc và quy trình quản lý hoạt động Chi BHXH, trong đó quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng phòng, từng bộ phận, từng cán bộ phụ trách. Cán bộ, viên chức cần căn cứ vào đó để phối hợp hoạt động, đề cao tinh thần trách nhiệm, tạo hiệu quả cao trong công tác kiểm soát thu BHXH.

- Cần nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ trong ngành BHXH, gắn trách nhiệm và hiệu quả trong công việc với chế độ đãi ngộ, có biện pháp xử lý thích đáng những người lợi dụng chức quyền, địa vị công tác…

-Với số lượng nhân viên và khối lượng công việc hiện nay nếu không có một cơ cấu tổ chức phù hợp và năng lực quản lý cũng như năng lực chuyên môn của nhân viên thích hợp thì không thể giải quyết đúng và kịp thời các chế độ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. Trước hết, cần xây dựng một tổ chức BHXH đáp ứng được nhu cầu hiện tại và trong tương lai khi đơn vị đang áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động BHXH.

-Xây dựng bộ máy quản lí với các cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn. Phân cấp chức năng quản lí theo các cấp cụ thể đối với mỗi đơn vị cấp quản lí. Tích cực thực hiện việc đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ trong ngành, thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành.

-Cần hiện đại hóa BHXH, giúp BHXH Việt Nam hoà nhập với BHXH khu vực và trên thế giới. Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất, tài chính và học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và công tác KSNB của ngành BHXH.

Đặc biệt đơn vị cần lưu ý thiết lập và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp và hiện đại. Như đã trình bày ở các giải pháp trên, một yếu tố mang tính cấp thiết và nổi bật nhất xuyên suốt trong các giải pháp là vấn đề thông tin của các đối tượng tham gia BHXH. Thông tin của các đối tượng tham gia BHXH là khối lượng dữ liệu lớn, mang tính lâu dài và biến động thường xuyên. Để có thể theo dõi các thông tin chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở thu BHXH cũng như giải quyết chế độ BHXH thì phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động BHXH ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hoạt động chi BHXH để giảm thiểu các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác gây thất thoát Quỹ BHXH và giải quyết chế độ chậm trễ cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)