KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại phòng giáo dục và đào tạo huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc

Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc đầu ra. Trong cơ chế quản lý tài chính mới, cần thiết lập các thƣớc đo về kết quả và hiệu quả công việc chứ không chú trọng vào các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hay kết quả đó. Trên cơ sở hệ thống định mức chi tiêu Nhà nƣớc ban hành, phòng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng dự toán ngân sách đồng thời thực hiện việc chi tiêu theo đúng quy định. Thông qua hệ thống tiêu chuẩn này, phòng đƣợc quyền chủ động chi tiêu thực hiện nhiệm vụ mà không phải làm các thủ tục đề nghị, xin phép với cơ quan Nhà nƣớc.

82

3.3.2. Đối với cơ quan tài chính

- Cần quan tâm hơn nữa việc mở lớp tập huấn về chế độ quản lý tài chính nói chung và công tác kiểm soát nói riêng cho cán bộ quản lý tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng và phối hợp công tác với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện một cách chặt chẽ về việc thẩm định giá mua sắm tài sản,… giúp cho công việc đƣợc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch.

3.3.3. Đối với ngành Giáo dục

- Cần triển khai tổng kết, đánh giá kết quả thực hiên bƣớc đầu cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất các phƣơng án hoàn chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với đặc điểm của ngành mình.

- Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý tài chính đối với các trƣờng, đơn vị. Đây là hoạt động cần thiết góp phần tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với các đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Thông qua công tác kiểm tra về tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành cơ chế, chính sách chế độ của Nhà nƣớc, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, ngành giáo dục có thể có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vƣớng mắc của đơn vị.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên phân tích thực trạng về kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh và đƣa ra căn cứ, mục tiêu cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển của phòng, tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động kiểm soát chi tại phòng để phần nào góp phần tích cực trong việc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả ngân sách cho Phòng trong thời gian tới.

83

KẾT LUẬN CHUNG

Vĩnh Thạnh vẫn là một huyện nghèo, để cùng một lúc tập trung phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực là một điều khó thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua giáo dục huyện nhà vẫn có những nét khởi sắc, đi lên kịp cùng với sự phát triển giáo dục của toàn tỉnh. Đó là nhờ chất lƣợng của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên từ đó giúp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn ngân sách của Phòng.

Việc nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc, đòi hỏi nỗ lực của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị để hạn chế đến mức thấp nhất sự thất thoát và lãng phí.

Các giải pháp đề xuất của luận văn đƣợc dựa trên các luận cứ khoa học, các giải pháp đƣa ra nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trƣớc mắt, luận văn còn chú trọng đề xuất những giải pháp mang tính định hƣớng và chiến lƣợc lâu dài trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại phòng. Tuy nhiên để các giải pháp này có tính khả thi đòi hỏi công tác triển khai thực hiện phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp trên cơ sở điều kiện thực tiễn huyện Vĩnh Thạnh.

Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề chính sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên tại đơn vị sự nghiệp.

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh. Từ đó nêu những mặt đạt đƣợc và hạn chế của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên, đồng thời đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tai Phòng.

84

- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Bình (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

[2] Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

[3] Bộ Tài Chính (2018), Thông tư số 119 /2018/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2018 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Thƣ viện Pháp luật, Hà Nội.

[4] Phan Thu Cúc (2002), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

[5] Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp, Hà Nội.

[6] COSO (2013), Kiểm soát nội bộ.

[7] Học viện hành chính (2013), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[8] Mai Thị Lợi (2015) về đề tài: “Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ thu - chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng”.

[9] Thái Thùy Linh (2010) với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi sự nghiệp tại các trƣờng công lập thuộc Phòng Giáo dục Thanh Khê”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

[10] Hồ Ngọc Phƣơng (2018) về đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Sở Tài chính Đà Nẵng” – Đại học Kinh tế Đà Nẵng. [11] Đoàn Thị Phụng (2016) với đề tài cứu “ Hoàn thiện công tác kiểm soát

86

[12] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) [1, tr.130-131].

[13] Tác giả Trần Thị Tài (2010) đã nghiên cứu về “ Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trƣờng Đại học Quảng Nam”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại phòng giáo dục và đào tạo huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)