Nâng cao trách nhiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 89 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao trách nhiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối vớ

đơn vị sự nghiệp

Một là, đổi mới việc kiểm soát chi theo hướng trọng tâm, trọng điểm gắn với việc nâng cao tính chủ động, tính trách nhiệm của đơn vị SNCL.

Theo quy định, khi thực hiện kiểm soát chi đối với đơn vị SNCL, giao dịch viên kho bạc phải căn cứ vào các định mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Với số lượng định mức chi quá nhiều đã tạo áp lực lớn đối với công tác kiểm soát chi của giao dịch viên kho bạc; dẫn đến bỏ qua quy trình nghiệp vụ, từ đó chức năng kiểm soát chi mất dần ý nghĩa. Do vậy cần đổi mới công tác kiểm soát chi theo hướng trọng tâm, trọng điểm gắn với việc tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc chi tiêu ngân sách của các đơn vị, theo hướng:

- KBNN Vĩnh Thạnh chỉ kiểm soát các khoản chi mua sắm, tài sản, phương tiện, sửa chữa các tài sản có giá trị lớn và các khoản chi theo các tiêu chuẩn, định mức và mức chi có tính chất bắt buộc chung theo quy định của nhà nước như chi bổ sung thu nhập tăng thêm; chế độ điện thoại công vụ tại nhà riêng…

- Đối với các khoản chi nghiệp vụ, chi hoạt động nhỏ lẻ thường xuyên phát sinh tại đơn vị như văn phòng phẩm, công tác phí, hội nghị, tiếp khách… đơn vị được chủ động chi tiêu trong phạm vi dự toán được giao. Kiểm soát nội bộ, các tổ chức, đoàn thể tại đơn vị SNCL có trách nhiệm giám sát việc chấp hành chi tiêu theo đúng quy chế đã được xây dựng.

Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý tiền mặt. Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt như kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá

nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý tiền mặt với các nội dung sau:

- Trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm chỉnh và có lộ trình phù hợp đối với công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nội bộ hệ thống KBNN theo hướng chuyển giao dần công tác này sang cho hệ thống ngân hàng thương mại. Cần quy định cụ thể đối với những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công phải có tài khoản tại Ngân hàng hoặc KBNN. Kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng đối với hoạt động thanh toán; phát triển và ứng dụng thẻ tín dụng mua hàng phục vụ chi tiêu công để giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi.

- Có chế tài xử lý đối với thủ trưởng đơn vị vi phạm quy định trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Quy định mức tiền mặt cho các đơn vị, cần có chế tài rõ ràng trong việc xử lý những vi phạm về định mức tồn quỹ tiền mặt của các đơn vị SNCL. Từ đó giảm hiện tượng chạy kinh phí cuối năm, giảm lượng tạm ứng của đơn vị SNCL khi chưa có nhu cầu sử dụng đồng thời giảm lạm dụng NSNN cho mục đích sử dụng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)