MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Đối với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước

Một là, hoàn thiện các chính sách, chế độ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý ngân sách cũng như công tác kiểm soát chi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Văn bản chính sách cần đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, cụ thể để không tạo kẻ hở cho việc vi phạm kỷ luật quản lý tài chính; khắc phục tình trạng chồng chéo khi ban hành các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền.

Hai là, có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối với người đứng đầu cũng như kế toán tại các đơn vị SNCL trong việc chi tiêu NSNN. Trong quá trình kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện khoản chi sai chế độ thì phải xuất toán trả lại cho NSNN và tùy theo mức độ vi phạm cần phải xử lý chứ không chỉ đơn thuần là KBNN từ chối thanh toán...

Ba là, xây dựng hệ thống định mức chi phù hợp thực tế. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của ngân sách để làm cơ sở cho việc lập và chấp hành ngân sách; đồng thời làm căn cứ để kiểm soát chi Ngân sách; thúc đẩy đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai, minh bạch.

Đổi mới tiêu thức, các định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể giữa các đơn vị SNCL. Hệ thống định mức phải được căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị sự nghiệp để áp dụng, khắc phục tình trạng phân bổ giao kinh phí cho các đơn vị SNCL chỉ căn cứ vào số biên chế hiện có và định mức phân bổ theo đầu người như hiện nay. Để khắc phục tình trạng bất hợp lý trong việc phân bổ mang tính bình quân cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầu ra, làm cơ sở phân bổ ngân sách cho phù hợp.

đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành.

3.3.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp

Việc thực hiện tốt công tác quản lý tài chính tại đơn vị SNCL là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi, do vậy cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng người làm công tác kế toán tại các đơn vị SNCL

Cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đối tượng này, nhất là ở các đơn vị SNCL do huyện quản lý. Cần đào tạo về lĩnh vực tài chính, cập nhật thường xuyên những văn bản chế độ mới cho người làm công tác kế toán ở các đơn vị này, nếu có điều kiện bố trí cán bộ chuyên làm công tác kế toán, khắc phục tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay.

- Nâng cao kiến thức về công tác quản lý tài chính cho chủ tài khoản đơn vị SNCL.

Cần nâng cao nhận thức cho người quản lý tại đơn vị SNCL về pháp luật tài chính ngân sách; về công tác kiểm soát nội bộ; công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị. Do vậy cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân sách cho chủ tài khoản tại các đơn vị SNCL, từ đó đảm bảo cho việc giám sát, quản lý tại đơn vị được chặt chẽ.

- Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL

Kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra tại đơn vị SNCL là một trong những vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán trong các đơn vị đi vào nề

nếp, thực hiện đúng những chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Mặt khác, thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi.

Ngoài các yêu cầu trên, các đơn vị SNCL cần nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này của luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh.

Việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của kho bạc nhà nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới toàn diện cơ chế quản lý tài chính - tiền tệ cũng như công cuộc đổi mới cơ chế quản lý NSNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN thực sự là biện pháp tích cực để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí trong lĩnh vực chi tiêu NSNN; công tác kiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi NSNN qua KBNN là khâu cuối cùng để hoàn thành quy trình quản lý chi NSNN với mục tiêu là các khoản chi phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, có kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Thời gian qua, luật NSNN và hàng loạt các văn bản khác được ban hành đã tạo ra những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi. Song con đường dẫn tới sự thành công thực sự, một cơ chế kiểm soát chi hoàn thiện, còn nhiều khó khăn trở ngại. Hy vọng rằng với sự nổ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị ... đặc biệt là ngành KBNN, tất cả các khoản chi NSNN khi đã ra khỏi KBNN đều là những khoản chi thực sự tiết kiệm, đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất, chứ không phải là những khoản chi đơn thuần mang tính chất xuất quỹ.

Với chức năng quản lý quỹ ngân sách tại địa phương, KBNN Vĩnh Thạnh có nhiệm vụ tăng cường kiểm soát chi NSNN các cấp, đóng vai trò là

mắt xích quan trọng trong việc kiểm soát mọi khoản chi NSNN để cấp phát, thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng Luật NSNN. Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp qua KBNN Vĩnh Thạnh là một trong những vấn đề rất cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích quỹ NSNN tại địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công văn số 4696/KBNN-KTNN hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2017.

[2]. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[3]. Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh, Báo cáo thu NSNN, Báo cáo chi NSNN, Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017, 2018 Vĩnh Thạnh, Bình Định.

[4]. Đào Hoàng Liêm (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.

[5]. Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. [6]. Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi

thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tài chính-Marketing.

[7]. Nghị định 163/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016.

[8]. Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2016.

[9]. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.

[10].Quyết định số 26/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8 tháng 7 năm 2015. [11]. Quyết định số 2899/QĐ-KBNN về việc ban hành Quy trình thống nhất

đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2018.

[12].Quyết định số 4326/QĐ-KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 8 tháng 9 năm 2017.

[13].Quyết định số 4377/QĐ-KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; TGĐ Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2017.

[14].Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2012.

[15].Nguyễn Mạnh Tuấn (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (177), tr. 24-25.

[16].Thông tư 13/2017/TT-BTC về quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2017.

[17].Thông tư 161/2012/TT-BTC việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2012.

[18].Thông tư 324/2016/TT-BTC về việc Quy định hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. [19].Thông tư 39/2016/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông

tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2016.

[20].Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 06 tháng 09 năm 2006.

[21].Thông tư 172/2009/TT-BTC sửa đổi một số điểm của Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 26/8/2009. [22].Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán

ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017.

[23].Dương Công Trinh (2018), “Một số vấn đề kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (195), tr. 20-24.

[24].Bùi Quang Vinh (2017), “Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình kho bạc điện tử: Những vấn đề cần hoàn thiện”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (176), tr. 16-19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)