MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI PHÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản hoài nhơn (Trang 99 - 109)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI PHÍ

PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN HOÀI NHƠN

3.2.1. Kiến nghị Ban lãnh đạo Công ty

Công ty phải không ngừng hoàn thiện hệ thống KSNB, từ đó có thể kiểm tra giám sát đƣợc mọi hoạt động trong đơn vị, giúp nhà quản lý có những quyết định phù hợp với thực tế kinh doanh sản xuất tại công ty, do đó ban lãnh đạo công ty cần phải:

Hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát thông qua việc ban hành quy tắc đạo đức và hình thức kỹ luật tƣơng ứng đối với vi phạm của nhân viên, thƣờng xuyên cập nhật những quy định này để phù hợp với thực tế kinh doanh tại đơn vị.

Xây dựng chƣơng trình đào tạo nhân sự, gắn với chiến lƣợc phát triển của công ty, đảm bảo phát huy đƣợc tất cả năng lực của nhân viên.

Nhận diện đánh giá đầy đủ cả rủi ro bên trong và bên ngoài của công ty trong quá trình hoạt động, dựa trên các mô hình phân tích và đánh giá rủi ro hiện đại, kết hợp với các tƣ vấn hỗ trợ của các chuyên gia.

Hoàn thiện hệ thống chứng từ, đảm bảo việc kiểm soát và cung cấp thông tin cho các cấp hoạt động.

Hoàn thiện một số thủ tục kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý thông tin của nhệ thống.

Cần kiểm soát chặt chẽ quá trình mua hàng và các kênh phân phối của công ty, cần có kê hoạch phân bổ và lựa chon đại lý phù hợp, đảm bảo tuân thủ các điều kiện do công ty thiết lập.

3.3.2. Kiến nghị với các phòng ban và nhân viên

Để hệ thống KSNB tại công ty phát huy đƣợc vai trò đảm bảo đƣợc các mục tiêu đã thiết lập thì các phòng ban trong Công ty cần phải:

91

- Định kỳ xem xét đánh giá mục tiêu ở mức độ hoạt động để đảm bảo chúng luôn phù hợp với mục tiêu chung toàn công ty cũng nhƣ đảm bảo việc nhất quán của các mục tiêu trong từng hoạt động của từng bộ phận.

- Thƣờng xuyên nâng cao năng lực nhân viên bộ phận mình thông qua các chƣơng trình đào tạo của Công ty cũng nhƣ các hoạt động tìm hiểu nghiên cứu của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc.

- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ty trong quá trình hoạt động, nếu có vấn đề bất thƣờng thì phải thông báo với cấp có thẩm quyền để xử lý.

- Phối hợp hổ trợ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời giữa các phòng ban, nhân viên để đảm bảo các hoạt động trong Công ty đƣợc diễn ra liên tục, khi có vấn đề bất thƣờng xảy ra thì kịp thời phát hiện và xử lý.

92

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại chƣơng 1, 2, trong chƣơng 3, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn.

Qua đề xuất một số giải pháp, luận văn cũng có những kiến nghị với Ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban để công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập nhƣ hiện nay.

93

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi phí sản xuất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì nếu doanh nghiệp không thực hiện việc này thì có thể đi đến phá sản. Để kiểm soát tốt thì yêu cầu chúng ta phải:

- Phân biệt các loại chi phí khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản lý. Việc nhận định và thấu hiểu từng loại chi phí sẽ giúp chúng ta kiểm soát chi phí tốt hơn.

- Việc đƣa ra các định mức chi phí là 1 cách phổ biến để tìm ra những biến động chi phí so với tiêu chuẩn đặt ra ban đầu, từ đó giúp cho nhà quản lý có thể điều chỉnh và thực hiện những hành động nhằm giảm chi phí. Vì vậy xây dựng định mức nhƣ thế nào cho hợp lý để nó có thể trở thành tiêu chuẩn so sánh, tránh trƣờng hợp tiêu chuẩn quá cao, quá thấp hoặc quá chung chung.

- Đo lƣờng kết quả, phân tích và cung cấp thông tin chi phí sản xuất là một khâu hết sức quan trọng đối với nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của các bộ phận. Do đó cần tổ chức đo lƣờng, phân tích, cung cấp thông tin sao cho vừa nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, mà cách tốt nhất chính là phân bổ các chi phí theo trung tâm quản lý.

- Việc duy trì một hệ thống kiểm soát chi phí tốt đòi hỏi nhiều nỗ lực của tất cả các thành viên trong Công ty. Do đó chúng ta cần phải ý thức đƣợc sự bội chi và có khả năng trao đổi vấn đề này với đội ngũ nhân viên cũng nhƣ khiến họ tham gia vào việc giảm chi phí.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất

- Luận văn đã phản ánh và đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản Hoài Nhơn

94

đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Thị Thanh Bình (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát CPSX trong doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng – trường hợp Công ty cổ phần Đại Hưng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[2].Phan Đức Dũng (2009), Kế toán tài chính, NXB Thống kê. [3].Phạm Văn Dƣợc (2006), Kế toán quản trị, NXB Thống Kê.

[4].Thái Thị Minh Hiền (2011), Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần dệt Hòa Khánh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. [5].Lê Thế Giới (2007), Giáo trình quản trị học, NXB Tài chính

[6].Huỳnh Lợi (2001), Kế toán quản trị, NXB Thống kê.

[7].Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải.

[8].Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính.

[9].Nguyễn Phúc Sinh (2010), Kiểm toán đại cƣơng, NXB Giao thông vận tải.

[10]. Võ Thị Thủy Tiên (2014), Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May An Nhơn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[11]. Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[12]. Tài liệu nội bộ của Công ty. .

Pl-1

PHỤ LỤC 1

Năm thành phần của hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992 Bộ phận Nội dung chủ yếu Các nhân tố

Môi trƣờng kiểm soát

Tạo ra sắc thái chung của một tổ chức; chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi ngƣời trong tổ chức; là nền tảng cho mọi bộ phận khác của kiểm soát nội bộ.

- Sự trung thực và giá trị đạo đức.

- Đảm bảo về năng lực. - Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán.

- Triết lý quản lý và phong cách điều hành. - Cơ cấu tổ chức. - Phân định quyền hạn và trách nhiệm. - Chính sách về nhân sự. Đánh giá rủi ro

Đơn vị phải nhận biết và đối phó với các rủi ro bằng cách cụ thể hóa và phổ biến các mục tiêu của tổ chức, từ đó giúp hình thành cơ chế để nhận dạng, phân tích và đánh giá các rủi ro có liên quan.

- Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị.

- Nhận dạng rủi ro.

- Phân tích và đánh giá rủi ro.

Hoạt động kiểm soát

Các chính sách và thủ tục để giúp đảm bảo là các chỉ thị của nhà quản lý đƣợc thực hiện và có các hành động cần thiết đối với các rủi ro nhằm đạt đƣợc

- soát xét của nhà quản lý cấp cao.

- Quản trị hoạt động.

- Phân chia trách nhiệm đầy đủ.

Pl-2

các mục tiêu của đơn vị. - Kiểm soát quá trình xử lý thông tin. - Kiểm soát vật chất. - Phân tích rà soát. Thông tin và truyền thông

Hệ thống thông tin đƣợc thiết lập để mọi thành viên trong đơn vị có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động.

- Hệ thống thông tin, bao gồm cả hệ thống thông tin kế toán, phải đảm bảo chất lƣợng thông tin.

- Truyền thông đảm bảo các kênh thông tin bên trong và bên ngoài đều hoạt động hữu hiệu.

Giám sát Toàn bộ quy trình hoạt động đều phải đƣợc giám sát và điều chỉnh khi cần thiết. Hệ thống phải có khả năng phản ứng năng động, đƣợc thay dổi theo yêu cầu của môi trƣờng bên trong và bên ngoài.

- Giám sát thƣờng xuyên. - Giám sát định kỳ.

Pl-3

PHỤ LỤC 2

Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 Môi trƣờng kiểm soát

Nguyên tắc 1: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức.

Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với ngƣời quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.

Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dƣới sự giám sát của hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.

Đánh giá rủi ro

Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để giúp có thể nhận diện và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu của đơn vị thƣờng thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và phi tài chính cho ngƣời bên ngoài và ngƣời bên trong, mục tiêu tuân thủ.

Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định các rủi ro cần đƣợc quản trị.

Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro không đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị.

Pl-4

Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trƣờng ảnh hƣởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trƣờng bên ngoài (kinh tế, chính trị,…), thay đổi cách thức kinh doanh (loại kinh doanh mới, kỹ thuật mới,…), thay đổi cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của ngƣời quản lý về hệ thống KSNB.

Hoạt động kiểm soát

Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro, đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc.

Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung về công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đạt đƣợc các mục tiêu.

Nguyên tắc 12: Đơn vị phải triển khai các hoạt động kiểm soát dựa trên các chính sách đã đƣợc thiết lập và triển khai thành các thủ tục.

Thông tin và truyền thông

Nguyên tắc 13: Đơn vị phải thu thập (hay tự tạo) và sử dụng các thông tin thích hợp, có chất lƣợng nhằm hỗ trợ cho các bộ phận cấu thành khác của KSNB.

Nguyên tắc 14: Đơn vị phải truyền thông trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.

Nguyên tắc 15: Đơn vị phải truyền thông cho các đối tƣợng bên ngoài các thông tin liên quan đến hoạt động và KSNB nhƣ cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp.

Hoạt động giám sát

Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục và/hoặc định kỳ nhằm đảm bảo rằng các bộ phận cấu thành của KSNB là hiện hữu và đang vận hành đúng.

Pl-5

Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những khiếm khuyết của KSNB kịp thời cho các đối tƣợng có trách nhiệm nhƣ nhà quản lý và hội đồng quản trị để có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản hoài nhơn (Trang 99 - 109)