7. Kết cấu của đề tài
1.5. Đặc điểm hoạt động của ngành thủy sản đông lạnh ảnh hưởng
thống KSNB
Năm 2018, trong bối cảnh kinh tế quốc tế tiếp tục rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, nhiều quốc gia quay trở lại xu thế bảo hộ mậu dịch. Trong nước, ngành Nông nghiệp nói chung và Thủy sản nói riêng tiếp tục tiến hành hoàn thiện thể chế, tổ chức và tái cơ cấu ngành. Đặc biệt, năm 2018 là năm bản lề chuẩn bị cho việc thực thi Luật Thủy sản 2017 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Cùng với đó, sự kiện EC cảnh báo thẻ vàng đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam cũng là nhân tố quan trọng tác động tới ngành Thủy sản trong năm 2018.
Trong bối cảnh đó, ngành Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ xây dựng 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 cùng nhiều văn bản, chương trình, đề án quan trọng khác như Đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở một số nước; Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025; Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025….
Ngành Thủy sản đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành sản xuất, cụ thể, công tác kiểm soát chất lượng giống đã được thực hiện tốt, kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ xử lý hiện tượng nuôi cá tra tự phát nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo phát triển ngành hàng cá tra bền vững. Tổng cục đã theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản để tham mưu cho Bộ chỉ đạo kịp thời, huy động tàu thuyền sản xuất các nghề phù hợp với đối tượng thủy sản xuất hiện theo dự báo
nguồn lợi; Chú trọng phát triển khai thác bền vững, phát triển mô hình hợp tác khai thác viễn dương, mở rộng ngư trường, giảm thiểu khai thác bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chú trọng công tác áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng sản phẩm hải sản khai thác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành.
Đặc biệt, các cấp, các ngành đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Đồng thời, đã có sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong việc ứng phó với cảnh báo thẻ vàng của EC với thái độ quyết liệt, minh bạch, được EC đánh giá cao.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực mà ngành Thủy sản đã thực hiện ngay từ đầu năm 2018. Ngành đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản, hoàn thiện một bước về thể chế trong tin thần hội nhập và cầu thị, có thái độ ứng xử minh bạch với vấn đề khai thác bất hợp pháp, thực hiện công tác tái cơ cấu ngành, có bước đột phát trong phát triển đối tượng chủ lực (tôm, cá tra) và xử lý tốt tình huống để duy trì và ổn định mở rộng sản xuất, kiểm soát tình hình sản xuất và phát triển liên kết chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả mà ngành đã đạt được trong năm vừa qua, vẫn còn những nút thắt mà ngành phải tháo gỡ như cần tiếp tục đổi mới thể chế, tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa các lĩnh vực có thể thực hiện. Đối với lĩnh vực khai thác, cần rà soát, đánh giá lại kế hoạch trung và dài hạn để sắp xếp và hình thành nghề cá bền vững; Cần cải thiện và nâng cấp các thiết chế hạ tầng (cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão…); Tập trung phát triển khai thác đại dương xa bờ… Đối với lĩnh vực nuôi trồng, cần chú trọng phát triển bền vững các đối tượng chủ lực, nâng cao giá trị thông qua tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng, phát triển thị trường; Cần tận dụng
tốt các thủy vực lớn, hệ thống hồ chứa và phát triển hệ thống nuôi nước lạnh để tận dụng tốt nguồn lợi tự nhiên; Phát triển các loài thủy đặc sản, góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Một số điều kiện của ngành thủy sản sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. Cụ thể như:
Nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu hụt đã tạo ra sự khan hiếm nguyên liệu cho ngành đông lạnh. Vì vậy, có lúc công ty đã chấp nhận thua mua nguyên liệu với giá cao để phục vụ các đơn hàng.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu: Các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy yêu cầu công ty phải đầu tư lớn vào hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.
Giá sản phẩm đầu ra cũng là một câu hỏi khó đối với ban lãnh đạo công ty. Thị trường phát triển, có những công ty khác cũng muốn tham gia cạnh tranh bắt buộc công ty phải tìm hiểu về thị trường lẫn đối thủ.
Thời tiết thay đổi cũng góp phần dễ gây ảnh hưởng tới thủy, hải sản; gây ảnh hưởng tới nguồn cung của thị trường, đẩy giá cả đầu vào tăng cao.
Giá đầu ra khi xuất khẩu cũng là một vấn đề cần quan tâm của công ty. Có trường hợp công ty của Việt Nam thu mua nguyên liệu đầu vào rẻ, sản xuất theo đúng quy trình chất lượng, xuất ra nước ngoài vẫn bị kiện bán phá giá, bởi vậy công ty cần quan tâm nhiều hơn tới các thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị, do đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong chương 1 đã trình bày hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức trên nền tảng của báo cáo COSO 1992, 2013 nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dựa vào đó làm căn cứ đánh giá sự cần thiết và đầy đủ của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm kinh doanh riêng nên người quản lý cần thiết kế và xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Chương 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN 2.1 Giới thiệu chung về Công ty CP đông lạnh Quy Nhơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn
Tên nước ngoài : Quy Nhơn Frozen Seafood Joint Stock Company Tên viết tắt : Seaprodex F16
Logo :
Địa chỉ : 04 Phan Chu Trinh –TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định Điện thoại : 0256.3893402
Fax : 056.3893200
Email : Seaprodexf16@dng.vnn.vn Mã số thuế: 4100 483 485
Bình Định là một trong những tỉnh Duyên hải Miền Trung, có bờ biển khá dài trên 135km. Với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản khá phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản. Do vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trong lĩnh vực này. Và dưới đây là một trong những công ty về chế biến thủy hải sản;
Công ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn là một Công ty sản xuất kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, kế toán độc lập, tự đề ra và thực hiện các phương án kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông và các bộ máy thực thi pháp luật với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Công ty Cổ phần Đông Lạnh Quy Nhơn là một Công ty không
lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung nói chung . Công ty tham gia đáng kể vào mục đích phát triển kinh tế Ngành thủy sản của Tỉnh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Công ty được thành lập ngày 14/01/1977 theo quyết định số: 167/QĐ- UB của UBND tỉnh Nghĩa Bình dựa trên cơ sở sản xuất của “Xí nghiệp Đông Lạnh Nhơn Hà” với sự tham gia vốn góp của Nhà nước và 77 cổ đông. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1977 với tên gọi là “Xí nghiệp công tư Hợp Doanh Đông Lạnh Quy Nhơn”.
Ngày 30/01/1986 đơn vị đổi tên thành “Xí nghiệp Đông Lạnh Quy Nhơn” theo quyết định số: 333/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghĩa Bình là một Công ty Nhà Nước (Tên giao dịch quốc tế là: Seaprodex Factory No16).
Đến ngày 24/04/2003, UBND tỉnh Bình Định ra quyết định số: 83/2003QĐ-UB về việc cổ phần hóa “Xí nghiệp Đông Lạnh Quy Nhơn” thành “Công ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn” trên tinh thần Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính Phủ sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty phát hành bán cổ phiếu lần đầu cho cán bộ nhân viên và các thành phần kinh tế khác là: 48,1% và Nhà nước giữ 51,9% trên vốn điều lệ là 9,185 tỷ VNĐ.
Ngày 06/10/2004, theo đề nghị của Công ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn và Sở thủy sản cùng sở tài chính, UBND tỉnh Bình Định có công văn số: 2573/UB-TC nhất trí phát hành bán hết 51,9% vốn Nhà nước cho các thành phần kinh tế khác và Công ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn trở thành Công ty cổ phần 100% vốn điều lệ. Như vậy hơn 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Công ty CP Đông Lạnh Quy Nhơn là một doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm đông lạnh thuỷ sản như tôm, mực, cá, cua và các loại khác. Sản xuất đá lạnh phục vụ cho chế biến thuỷ sản đông lạnh, cho thu mua khai thác nguyên liệu, số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Kinh doanh vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản. Gia công, cấp đông hải sản, súc sản khi có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng ra xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời tận dụng thế mạnh tự nhiên góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh , thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, đem lại lợi ích cho xã hội.
Nhiệm vụ
Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn có nhiệm vụ chế biến các sản phẩm đông lạnh nhằm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Công ty phải xây dựng tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đề ra từng bước thoả mãn nhu cầu xã hội và kinh doanh một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó công ty phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như:
Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thuỷ hải sản.
Khai thác và sử dụng mọi thế mạnh của địa phương, đặc biệt là nguồn nguyên liệu và lao động. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và kinh doanh mô hình sản xuất biểu mẫu của ngành chế biến, nhất là chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh và phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật hợp lí hoá sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Hướng dẫn kĩ thuật cho những người tham gia nuôi trồng thuỷ hải sản góp phần giải quyết công ăn việc làm ở địa phương và các khu vực lân cận.
nhân viên Công ty bằng tiền lương, tiền thưởng để họ gắn bó với công ty. Đảm bảo cổ tức cho cổ đông, đây không chỉ với mục đích có cổ tức mà còn là sự đánh giá giá trị của Công ty sẽ tăng hay giảm trên thương trường.
Đảm bảo các quỹ bắt buộc, nhất là dự phòng tài chính nhằm tránh rủi ro cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều lệ tính dự phòng đến 30% vốn điều lệ, nhiều hay ít tùy thuộc vào lợi nhuận hằng năm).
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Chú thích: Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản các bộ phận quản lý
Đại hội đồng cổ đông: Đây là bộ phận đứng đầu của một Công ty CP, Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám Đốc P.Giám đốc PX SX chế biến PX SX phụ trợ Phòng kỹ thuật KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán
tất cả các cổ đông có quyền kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định cao nhất mọi kế hoạch, phương án kinh doanh, đầu tư, trích lập các quỹ…
Hội đồng quản trị: Gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm cao nhất việc thực thi nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, cũng như mọi thắng lợi và sự thất bại trong sản xuất kinh doanh của Công ty mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
BKS: Gồm có kiểm soát viên trưởng và các thành viên. Kiểm soát viên trưởng do BKS bầu ra.
Giám đốc Công ty: Là người được Hội đồng quản trị ủy nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật với những việc làm của mình khi Hội đồng quản trị giao quyền quyết định, cũng như sự phát triển hay thất bại trong kinh doanh trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
Phó Giám đốc điều hành: Là người chịu trách nhiệm sau Giám đốc trong sự điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng, bàn bạc và đề xuất mọi phương án giá cả với Giám đốc để đưa ra quyết định tốt nhất có lợi cho Công ty.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thanh toán đúng theo quy định, kiểm soát, kiểm tra mọi giá thành của nguyên liệu, vật tư…thật chính xác nhằm giúp cho ban lãnh đạo Công ty có những thông tin và đánh giá chính xác trong hiệu quả kinh doanh.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi những thông tin về các sản phẩm sản xuất từ ban lãnh đạo cũng như từ khách hàng như: giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, giao nhận, các thủ tục xuất nhập khẩu…
chức các đợt tuyển dụng lao động, đào tạo nghề cho công nhân, lao động và tiền lương cũng như các chế độ bảo hiểm và trợ cấp.
Phòng kỹ thuật KCS: Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý chất lượng sản phẩm, đề ra các quy trình công nghệ sản xuất chế biến…
Phân xưởng sản xuất: Có phân xưởng sản xuất chính: hàng đông, hàng khô và phân xưởng sản xuất phụ trợ như ở phần kết cấu sản xuất.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty Chú thích: Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành kế toán tại Công ty, chịu trách nhiệm tính tiền lương tiền thưởng và phụ cấp, tính giá thành sản phẩm, đồng thời kiểm tra đối chiếu toàn bộ số phát sinh ở các kế toán và các sổ chi tiết, lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
Kế toán nguyên vật liệu: Tập hợp các chứng từ gốc về nguyên vật liệu