Quá trình phát triển của Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Quá trình phát triển của Basel

Vào những năm 1980, khi hệ thống NHTM trên thế giới phát triển

2 Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế Toán, trường Đại học Kinh tế TP. HCM tổ chức biên soạn. Các tác giả bao gồm: PGS.TS. Trần Thị Giang Tân (chủ biên), PGS.TS. Vũ Hưu Đức, ThS. Võ Anh Dũng, ThS. Mai Đức Nghĩa, ThS. Phạm Thị Ngọc Bích, TS. Dương Minh Châu, ThS. Phí Thị Thu Hiền và ThS Nguyễn Đình Hoàng Uyên.

mạnh mẽ cũng là lúc việc cạnh tranh không lành mạnh và công bằng giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo các nước phát triển đã tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng vừa đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. Giải pháp ấy chính là giới thiệu Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I.

Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước nhóm G10 (tuy gồm các ngân hàng trung ương của 11 nước là Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ, nhưng vẫn lấy tên ban đầu là G10) khởi xướng và được Ủy ban Quản lý ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988 và có hiệu lực từ 1992. Basel I cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Năm 1996, Basel I được sửa đổi bằng việc bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). Sau đó, chương trình tư vấn này được diễn ra lần thứ hai và ba lần lượt vào tháng 1/2001 và tháng 4/2003. Mãi đến quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện với khung đo lường mới gồm 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) Sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi Basel I và II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)