Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 99 - 109)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Đối với các cơ quan Nhà nước

Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng: Hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật chữ ký điện tử, Luật các TCTD, Pháp lệnh ngoại hối,... Vì vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng

Chính phủ cần có những chính sách cải thiện môi trường kinh tế hiệu quả: Tình hình huy động và cho vay phụ thuộc vào sự thay đổi theo thu nhập của KH và điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, tình hình kinh doanh của KH thuận lợi thì việc kiểm soát khoản vay của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.

Đối với các Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉnh sửa Luật NHNN, Luật các TCTD để đáp ứng yêu cầu nâng cao yị thế và năng lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. NHNN cần rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan vấn đề kiểm soát để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm hoàn thiện HTKSNB của các NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM xây dựng HTKSNB phù họp đáp ứng yêu cầu trong sự phát triển của ngành ngân hàng.

NHNN cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trên thế giới nhằm tiếp cận HTKSNB. Từ đó các NHTM trong nước có thể học hỏi kinh nghiêm quản lý kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân hàng.

NHNN cần là đầu mối trung gian, nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin để đảm bảo việc kết nối hệ thống ngân hàng được chính xác, an toàn, tiện lợi và hiệu quả.

NHNN phải thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với toàn hệ thống, là người dẫn dắt định hướng cho sự phát triển của toàn ngành. Do vậy, kiến nghị với NHNN cần có những biện pháp và cách làm cụ thể định hướng cho hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các NHTM đang nỗ lực để nâng cao công tác kiểm soát để ngăn chặn rủi ro, sai sót để tồn tại và phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn. Từ thực trạng này kết hợp với những vấn đề chung về KSNB hoạt động tín dụng, trong chương 3 tác giả đã nêu được cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát huy vai trò KSNB là tấm lá chắn phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị với PVcomBank Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công tác KSNB hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn được thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Ngoài ra, để tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động KSNB tại Ngân hàng, tác giả cũng có một số đề xuất đối với NHNN. Tất cả những kiến nghị, đề xuất này chung quy lại là nhằm mục đích thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn.

KẾT LUẬN

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế, sau đó sử dụng số tiền huy động được để cho vay và thực hiện các dịch vụ kinh doanh ngân hàng. Với đặc trưng cơ bản như vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường kinh tế, xã hội… Do vậy, khả năng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, có thể ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và cả nền kinh tế. Nếu như hệ thống NHTM mại được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế thì cơ chế KSNB bộ được ví như “thần kinh trung ương” của một NHTM. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả trong NHTM nói chung và đối với hoạt động tín dụng nói riêng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và không thể thiếu song song với quá trình hoạt động và phát triển của NHTM. Hệ thống KSNB vận hành tốt sẽ mang lại sự đảm bảo hợp lý về sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại PVcomBank Quy Nhơn đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện.

Với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam – Chi Nhánh Quy Nhơn”, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức, công sức nghiên cứu của mình trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn. Luận văn đã khái quát lại cơ sở lý luận chung về kiểm soát nội bộ NHTM; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại PVcomBank Quy Nhơn trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Thị Ngọc Anh (2015), “Thúc đẩy phát triển Internet banking”, Tạp chí tin học ngân hàng, số 4 (152) 6/2015, tr.10.

2

Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.

3 Basel Bank Committee of Supervision (2003), Enhancing Corporate Governance for Banking Organizations.

4 Basel committee of Supervision (1998), Framework for internal control systems in Banking organization.

5

Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2012), Thực trạng và giải pháp tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Huế.

6

Trần Bích Châu (2018), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn.

7 Lê Chung (2014), “Vinh danh ngân hàng điện tử được yêu thích tại Việt Nam – My Ebank 2014”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 25(410),12/2014, tr.7. 8 Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO)

(1992), Internal control-integrated framework, New York, NY: AICPA.

9 COSO (2004), Enterprise Risk Management-Integrate Framework-Excutive Summary Framework.

10 COSO (2013), The 2013 COSO Framework & SOX Compliance: One Approach to an Effective Transition.

11 COSO (2013), The 2013 Internal Control–Integrated Framework.

12 Nguyễn Đăng Doanh (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

13

Bùi Thị Minh Hải (2010), Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp May mặc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.

14

Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.

15

Nguyễn Thị Huyền (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Huế.

16

Phạm Thị Huyền (2016), Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Huế.

17 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

18 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.

20

Lê Trần Yến Minh (2018), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Huế.

21

Nghị định số 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2017.

22

Phạm Bích Ngọ (2011), Tổ chức Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.

23

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

24

Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012.

25

Quyết định số 843/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 05 năm 2013.

26 TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Nguyễn Đức Trí và TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (2007), Hỏi và đáp về thương mại điện tử, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

27

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.

28

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.

29

Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011.

30

Thông tư số 49/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ/NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014.

31

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Huế.

32 Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

33

Trần Thị Huyền Trang (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Lao Động – Xã Hội.

34

Websites tham khảo:

- http://www.centralbank.vn - http://www.lobs-ueh.net - http://www.vnba.org.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://www.icb.com.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 01

Bảng câu hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại PVcomBank Quy Nhơn

CÂU HỎI

Trả lời

Không Không

biết

Môi trường kiểm soát

1 Kiểm soát tín dụng có cần thiết và quan trọng đối với chi nhánh không ?

2 Cán bộ tín dụng có đủ trình độ chuyên môn không? 3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho

từng cán bộ, bộ phận.

4 Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các cán bộ.

5

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong hoạt động tín dụng.

6 Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng.

7 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ tín dụng.

Đánh giá rủi ro

1

Chi nhánh có tổ chức cuộc họp để nhận dạng rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng không ?

2 Ban giám đốc có quan tâm đến việc phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro tín dụng không ?

3 Chi nhánh đã nhận diện được các rủi ro chủ yếu không ?

4 Chi nhánh có phòng chuyên môn đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh không ? 5 Chi nhánh đánh giá rủi ro tín dụng có tốt không ?

Các hoạt động kiểm soát

2 Quá trình thẩm định có Ban Giám đốc trực tiếp đi thẩm định không?

3

Hoạt động kiểm soát tín dụng có áp dụng ba nguyên tắc: Nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?

4 Hoạt động kiểm soát tín dụng được thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ không?

5 Chi nhánh có tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay không?

Hệ thống thông tin và truyền thông

1 Các phương tiện truyền thông có trong chi nhánh không ?

2 Cán bộ tín dụng có nhận được thông tin phản hồi từ phía khách hàng không ?

3 Có bảo mật nghiêm ngặt việc truy cập vào hệ thống máy tính không ?

4 Thông tin đưa ra có kịp thời, chính xác không ? 5 Quy trình kiểm soát chứng từ có hợp lý không ? 6 Hệ thống thông tin kế toán có đáp ứng nhu cầu của

các nhà quản lý không ?

Giám sát

1 Giám đốc có giám sát tình hình hoạt động của các phòng ban không?

2 Hoạt động giám sát thường xuyên tại các phòng ban có được trưởng phòng thực hiện không?

3 Các cuộc giám sát được thực hiện không? 4 Cuộc giám sát được thực hiện đột xuất không? 5 Chi nhánh có phải đi thuê công ty kiểm toán ngoài

để kiểm toán BCTC không?

Ghi chú:

Có thì tích dấu x vào cột Có

Không thì tích dấu x vào cột Không

Phụ lục 02

Tổng hợp kết quả khảo sát hệ thống KSNB tại PVcomBank Quy Nhơn

CÂU HỎI

Trả lời

Không Không

biết

Môi trường kiểm soát

1 Kiểm soát tín dụng có cần thiết và quan trọng đối

với chi nhánh không ? 65/70 3/70 2/70

2 Cán bộ tín dụng có đủ trình độ chuyên môn không? 66/70 3/70 1/70 3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho

từng cán bộ, bộ phận. 67/70 3/70

4 Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc

ứng xử cho các cán bộ. 70/70

5

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong hoạt động tín dụng.

70/70

6 Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng. 68/70 2/70 7 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên

môn của mỗi cán bộ tín dụng. 60/70 10/70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)