7. Kết cấu của Luận văn
2.2.3. Một số hoạt động tín dụng chủ yếu tại PVcomBank Quy Nhơn gia
đoạn 2016 – 2018
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn cơ bản và quan trọng mang lại lợi nhuận cao nhất, là nguồn vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất, PVcomBank Quy Nhơn không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn, tích cực thực hiện nhiều biện pháp không những để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh tế này trên địa bàn tỉnh với mục tiêu là lợi ích riêng của bản thân ngân hàng mà còn là sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, nhiều ngân hàng đã thâm nhập thành lập và mở mới hoạt động tại Quy Nhơn, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, PVcomBank Quy Nhơn vẫn tích cực huy động vốn với nhiều giải pháp và chính sách hợp lý nên ổn định được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu của KH. PVcomBank Quy Nhơn đã tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, nhiều sản phẩm huy động theo chỉ đạo của hội sở chính: Tiền gửi Trung
Niên, Tiền gửi Thắp Sáng Niềm Tin, Tiền Gửi Đại Chúng.... Các chương trình, sản phẩm triển khai đạt kết quả tốt.
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn giai đoạn (2016-2018)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi của
DN-TCKT 68.098 39,62 233.533 35,28 418.086 33,97 Tiền gửi không kỳ hạn 6.769 3,91 29.553 4,46 63.346 5,14 Tiền gửi có kỳ hạn 61.329 35,71 203.980 30,82 354.740 28,83
2.Tiền gửi của
cá nhân 92.008 53,53 368.636 55,70 701.808 57,03
Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn 62.000 36,07 244.523 36,95 461.009 37,46 Tiền gửi TK
không kỳ hạn 30.008 17,46 124.113 18,75 240.799 19,57
3.Phát hành giấy
tờ có giá 6.008 3,50 32.659 4,93 57.643 4,68 4.Tiền gửi của
các TCTD khác 5.760 3,35 26.980 4,08 52.980 4,31
Tổng nguồn
vốn huy động 171.874 100 661.808 100 1.230.517 100
Năm 2016, tiền gửi của các DN - TCKT là 68.098 Triệu đồng, chiếm 39,62% trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi cá nhân là 92.088 triệu đồng chiếm 53,53%, tiền phát hành giấy tờ có giá là 6.008 triệu đồng chiếm 3,5%, tiền gửi của TCTD khác chỉ chiếm 5.760 triệu đồng tương đương 3,35%.
Năm 2017, tiền gửi của các DN-TCKT là 233.533 triệu đồng, chiếm 35,28 % trong tổng nguồn vốn, tiền gửi cá nhân là 368.636 triệu đồng chiếm 55,70%, tiền phát hành giấy tờ có giá là 32.659 triệu đồng chiếm 4,93%, cuối cùng là tiền gửi của TCTD khác chiếm 26.980 triệu đồng tương đương 4,08%.
Năm 2018, tiền gửi của các DN-TCKT là 418.086 triệu đồng, chiếm 33,97% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi cá nhân là 701.808 triệu đồng chiếm 57,03%, tiền phát hành giấy tờ có giá là 57.643 triệu đồng chiếm 4,68%, tiền gửi của các TCTD khác chiếm 52.980 triệu đồng, tương đương 4,31%.
Quan sát bảng 2.1 ta thấy nguồn tiền gửi của cư dân luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kì hạn chiếm tỉ trọng lớn. Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong suốt quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì cao tỉ trọng của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nó.
Nguồn tiền gửi của một tổ chức kinh tế luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỉ trọng của nguồn vốn này có xu hướng giảm. Ngân hàng cần chú ý tăng tỉ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng chiếm tỉ trọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn. Ngân hàng có thể sử
dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng nên theo dõi nguồn vốn này, xác định mức tỉ trọng hợp lí để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn tại địa phương.
2.2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
❖ Doanh số cho vay
Hoạt động cơ bản của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” chính vì vậy mà cho vay là mảng hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Trong đó, doanh số cho vay là chỉ tiêu quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng cho KH vay trong một thời hạn nhất định. Chỉ tiêu doanh số cho vay phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, đồng thời nó cũng cho thấy được tình hình cung ứng vốn cho nền kinh tế của Ngân hàng.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của PVcomBank giai đoạn (2016-2018) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 272.905 358.249 873.961 85.344 31,27% 515.712 144% Ngắn hạn 87.076 108.147 478.625 21.071 24,19% 370.478 342% Trung hạn 168.488 230.490 341.684 62.002 36,79% 111.194 48,2% Dài hạn 17.341 19.611 53.652 2.270 13,09% 34.041 173%
Năm 2016 chi nhánh đạt được dư nợ 272.905 triệu đồng, dư nợ chủ yếu là cho vay trung hạn đối với các cá nhân cần vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh hộ gia đình, mua xe.
Năm 2017, chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn của thị trường tài chính, không ngừng thay đổi để phù hợp với các chính sách tiền tệ của NHNN, dư nợ của chi nhánh đã tăng. Tổng dư nợ tăng 31,27%, tương đương 85.344 triệu đồng, nhưng chi nhánh chưa thực sự đáp ứng định hướng tăng tổng dư nợ nhưng chú trọng đến tín dụng ngắn hạn nhằm bảo toàn vốn, và theo chính sách của NHNN trong việc giảm tỷ lệ cho vay Bất động sản. Chi nhánh cũng hạn chế cho vay dài hạn, nhưng tỷ lệ cho vay trung hạn vẫn tiếp tục tăng. Dư nợ trong năm 2017 vẫn còn nhiều dư nợ dài hạn từ năm 2016. Tín dụng ngắn hạn tăng 24,19%, trong đó chủ yếu là cho vay cá nhân.
Năm 2018, chi nhánh khẳng định mình là một trong những chi nhánh lớn, góp phần không nhỏ trong việc phát triển của ngân hàng. Dư nợ ở các thời hạn đều tăng. Tiếp tục với mục tiêu năm 2017 là tìm kiếm khách hàng cá nhân, bảo toàn vốn trước những biến động của thị trường tài chính, tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng 342%, tương đương 370.478 triệu đồng. Các khoản vay trung và dài hạn chưa kịp thu hồi vốn nên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, dẫn đến dư nợ trung và dài hạn tăng 173%.
❖ Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà Chi nhánh đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho KH trong một thời kỳ.
Nếu trong quy trình cho vay, công tác thẩm định tín dụng là quan trọng nhất, thì sau khi cho vay công tác thu hồi nợ được đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ sao cho đồng vốn bỏ ra được thu
hồi nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả.
Bảng 2.3: Doanh số thu nợ của PVcomBank Quy Nhơn giai đoạn (2016-2018)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Cho vay 272.905 358.249 873.961
Thu về 117.349 200.619 637.991
Thu về/cho vay
(%) 43% 56% 73%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của PVcomBank Quy Nhơn 2016-2018)
Năm 2016, tuy chủ yếu là cho vay cá nhân nhưng đa phần dư nợ là trung và dài hạn nên tỷ lệ thu về chỉ đạt 43%. Thực hiện chính sách tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay bất động sản để bảo toàn vốn nên tỷ lệ thu nợ của chi nhánh luôn tăng qua các năm.
Năm 2017, thu về một số khoản vay trung hạn nên tỷ lệ đạt lên 56%, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu nợ và thực hiện theo chính sách của NHNN về bảo đảm an toàn vốn.
Năm 2018 đạt tỷ lệ cao nhất là 73%. Sỡ dĩ có được kết quả như này là sự phấn đấu không ngừng của các chuyên viên Phòng Kinh Doanh trong công tác theo dõi, đồng thời những khoản vay trong 2 năm trước đã đến hạn thu. Chi nhánh đã phát huy ưu thế của một trong những ngân hàng đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến hệ thống tự thu, nhắc nợ đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác thu nợ của chuyên viên Phòng Kinh Doanh.