7. Kết cấu của Luận văn
3.1.2. Quan điểm hiện đại
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, mang tính đột phá. Trong hoạt động quản lý nhà nước, ứng dụng CNTT vào công tác cải cách thủ tục hành chính giúp cho bộ máy hành chính nhà nước trở nên gọn nhẹ, các thủ tục hành chính được giảm thiểu, tạo điều kiện cho các cơ quan cấp trên dễ dàng liên kết với cơ quan cấp dưới và tiếp cận trực tiếp với người dân. Bộ máy quản lý nhà nước cùng phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành, kiểm soát công việc một các
Đối với ngành ngân hàng, CNTT đem lại những ứng dụng rất hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động hàng ngày tại ngân hàng. Trong hoạt động KSNB, ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin truyền thông là bước cải thiện đột phá mang lại hiệu quả cao, thông qua đó giúp cho hệ thống KSNB vận hành trơn tru và hiệu quả. Ứng dụng CNTT không phải đơn thuần là sử dụng các thiết bị thông tin, mà phải được hiểu là một giải pháp làm thay đổi quy trình hoạt động liên quan theo chiều hướng hiện đại tích cực.
Ví dụ, ứng dụng CNTT trong quản lý tài sản quốc gia bằng phần mềm hệ thống quản lý tài sản chung cho các đơn vị sử dụng NSNN, trong tra cứu văn bản pháp luật bằng hệ thống phần mềm trực tuyến, trong quy trình điều hành quản lý, trong quy trình kế toán, trong quy trình thu phí, trong lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tập…
CNTT khi được triển khai sẽ được thiết kế lập trình, buộc tất cả các khâu tham gia vận hành phải tuân thủ theo đúng quy trình, không được bỏ sót một khâu nào và cũng không chấp nhận nếu vận hành sai quy trình, đó là điều nhà quản lý mong muốn trong hoạt động KSNB, để đảm bảo toàn bộ hoạt động được quản lý điều hành dưới sự kiểm soát đúng hướng, mang lại hiệu quả cao.