7. Kết cấu của Luận văn
2.4.2. Đánh giá rủi ro
❖ Những mặt còn hạn chế
Ban giám đốc chi nhánh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro đem lại nhiều lợi ích trong kiểm soát các hoạt động, ngăn ngừa rủi ro của chi nhánh. Với những câu hỏi liên quan đã có 63/70 cán bộ chiếm 90% Chi nhánh không tổ chức cuộc họp chỉ bàn về việc nhận dạng rủi ro phát sinh, không đưa ra biểu hiện nhận dạng rủi ro. Bởi vậy tại Chi nhánh chưa thiết lập được một phòng đánh giá rủi ro để đánh giá toàn rủi ro trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ (có 100% cán bộ đồng quan điểm).
Chi nhánh chưa có mô hình, quy trình cụ thể để thực hiện công việc nhận diện, đánh giá rủi ro.
Việc đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh chưa tập trung đánh giá rủi ro tín dụng trước và sau khi cho vay một cách sát sao. Chi nhánh chưa thực hiện phân tích, đánh giá các loại rủi ro tín dụng trước khi xét duyệt cho vay, chưa dự báo được rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra và chưa xác định được mức độ xảy ra đối với từng khoản cho vay từng loại hình cho vay lĩnh vực cho vay.
Chi nhánh chưa đánh giá phân tích chất lượng các khoản nợ không nắm chắc thông tin về các khoản nợ xấu, kể cả các khoản nợ đang ở nhóm 1 nhưng đang tiềm ẩn rủi ro, chưa xây dựng phương án xử lý đến từng khoản nợ để bám sát chỉ đạo thực hiện quyết liệt để thu hồi nợ.
Trong quá trình hoạt động các nghiệp vụ không có sự trao đổi giữa cán bộ quản lý tín dụng với các cán bộ trực tiếp đảm nhận giao dịch, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để đánh giá được số lần tần xuất xuất hiện rủi ro và mức độ thiệt hại của rủi ro.
❖ Nguyên nhân tồn tại
Lãnh đạo PVcomBank Quy Nhơn cũng như lãnh đạo từng phòng ban chưa có sự quan tâm thích đáng đến các rủi ro đặc biệt là rủi ro về tín dụng.