Các lợi ích và thách thức của việc triển khai KSNB theo Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Các lợi ích và thách thức của việc triển khai KSNB theo Basel II

1.2.4.1. Các lợi ích của việc triển khai KSNB theo Basel II

Lợi ích của việc áp dụng Basel II vào hoạt động quản trị trong ngân hàng có thể kể tới gồm:5

Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng: Áp dụng Basel cho phép tổ chức tín dụng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp tổ chức tín dụng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh.

Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro: Với Basel, mọi rủi ro

5Hoàng Văn Cương, “Áp dụng chuẩn Basel II: Giải pháp để đẩy nhanh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”.

đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy, nếu như hiện nay việc hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ấy mang lại, yếu tố rủi ro chỉ tác động ở một mức độ khiêm tốn, thì sau khi Basel được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Đây thực sự là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị. Basel không chỉ định lượng rủi ro trong hiện tại mà quan trọng hơn là định lượng rủi ro cho tương lai với 1 xác suất chính xác đã được các tổ chức tín dụng trên thế giới chấp nhận. Như thế, các nhà quản trị ngân hàng, tùy thuộc vào nhận định chung, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh. Các quyết định kinh doanh không chỉ với kỳ vọng từ thị trường mà còn ở chính mức độ rủi ro đã được lượng hóa ngay tại thời điểm đưa ra quyết định kinh doanh. Nói một cách khác, Basel vẽ nên một bức tranh toàn diện với đầy đủ mảng sáng, mảng tối về hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.

Phòng tránh rủi ro trong tương lai: Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007, vấn đề các ngân hàng có thể tồn tại hay không trong giai đoạn thị trường khắc nghiệt đã trở thành mối quan tâm lớn. Basel đã bổ sung các đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua các kiểm nghiệm sức chịu đựng. Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt. Như thế, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường.

1.2.4.2. Các thách thức của việc triển khai KSNB theo Basel II

Việc triển khai Basel II tại Việt Nam không phải dễ dàng do vướng nhiều thách thức. Trong nghiên cứu của KPMG (2013), 80% ngân hàng đã

nắm bắt được việc NHNN lập kế hoạch thực hiện khung giám sát theo Hiệp ước Basel II nhưng chưa sẵn sàng để cam kết thực hiện lộ trình triển khai hay đưa ra một quyết định quan trọng gây tốn kém. 57% đối tượng tham gia khảo sát cho rằng, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động là đáng quan ngại nhất. Nhiều ngân hàng đang triển khai quản trị rủi ro hoạt động ở những công việc ban đầu như: nghiên cứu thiết lập quy trình, xây dựng các văn bản về quản trị rủi ro hoạt động, theo dõi các rủi ro và cảnh báo,… Về cơ sở tính toán vốn cho rủi ro hoạt động thì 64% các ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính vốn, trong khi 14% ngân hàng lại sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản và 21% vẫn chưa quyết định. Đồng thời, tất cả các ngân hàng đều chỉ ra rằng còn rất nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II.6

Vấn đề nguồn nhân lực7

Vấn đề nhân lực có thể xem là khó khăn, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng Basel II tại các NH Việt Nam. Basel II đòi hỏi nhu cầu nhân lực cho một kế hoạch kéo dài qua nhiều năm, NH sẽ phải đối mặt với vấn đề số lượng, chất lượng tuyển dụng ra sao, đào tạo nhân lực như thế nào để đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Vấn đề nhân lực ở đây không chỉ đề cập đến những người trực tiếp thực hiện Basel II, mà quan trọng hơn là công việc liên quan tới công tác nhân lực tại mỗi NHTM. Công tác nhân lực phải biết chính xác được mục đích và tầm quan trọng của việc triển khai Basel II, hiểu được những khó khăn khách quan, chủ quan của những người thực hiện Basel II. Thông qua đó, công tác thực hiện Basel II mới thực sự đạt được mục đích một cách thuận lợi, nhanh chóng. Hiện, nguồn nhân lực để thực hiện Basel II tại các NH Việt Nam đang rất hạn chế, họ chỉ là số rất ít ỏi trong số hàng ngàn đến hàng chục

6 TS. Khuất Duy Tuấn và TS. Bùi Văn Hải,“Các hiệp ước vốn của Ủy ban Basel: Basel II và việc triển khai Basel II tại Việt Nam”.

7TS. Nguyễn Thị Diệu Chi, “Tác động của Basel II lên chất lượng tín dụng 10 ngân hàng được thí điểm tại Việt Nam”.

ngàn cán bộ, nhân viên của một ngân hàng. Có thể thấy, kinh nghiệm thực hiện Basel II của các NHTM Việt Nam là con số không tròn trĩnh. Do đó, việc dựa vào các chuyên gia tư vấn, chuyên gia triển khai nước ngoài là điều tất yếu, nhưng NHTM không thể chỉ dựa hoàn toàn vào các chuyên gia nước ngoài mà phải tự xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi để tiếp thu, phát triển, kế tục những kết quả đạt được từ các dự án do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng và chất lượng trong từng giai đoạn, giải quyết tốt vấn đề chế độ chính sách, cơ hội nghề nghiệp cho các thành viên thực hiện Basel II có ý nghĩa quyết định đến thành công và khả năng hoàn thành thực hiện Basel II của mỗi ngân hàng.

Thách thức trong công tác tăng vốn điều lệ 8

Thách thức tiếp theo đặt ra với các ngân hàng là vấn đề tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo quy định của trụ cột I, Basel II đã đặt ra. Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao, trên 9%. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách tính khắt khe như yêu cầu của Basel II thì con số này sẽ thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, 10 ngân hàng thí điểm và các ngân hàng khác trong hệ thống đã và đang gấp rút thực hiện tăng vốn điều lệ, nhưng vấn đề này không hề dễ trong giai đoạn mà cả nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Vấn đề cốt yếu nhất của việc tăng vốn điều lệ và phát triển bền vững chính là khả năng của tổ chức trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc nhiều vào thể chế, năng suất lao động và các yếu tố khách quan khác của nền kinh tế. Ngoài ra, mặc dù nhiều NH đã tính tới bài toán tăng vốn thông qua thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt

Nam trong giai đoạn vừa qua diễn biến khó dự đoán, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thị trường cũng chưa đủ phục hồi để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Một vấn đề khác khiến cho công cuộc tăng vốn điều lệ của ngân hàng gặp trở ngại là tình hình nợ xấu. Hiện, các khoản nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để, do vậy yêu cầu về chi phí trích lập dự phòng rủi ro vẫn chiếm tỷ lệ khá cao ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng, từ đó làm giảm đáng kể phần lợi nhuận giữ lại để tăng vốn. Mà có thể thấy, đây mới chính là phần vốn dễ giúp các ngân hàng tăng vốn điều lệ của mình lên nhất trong các kênh tăng vốn.

Thách thức từ cơ sở dữ liệu 9

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới công tác triển khai Basel II là các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính lịch sử tối thiểu từ 5 - 7 năm và được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thách thức từ cơ sở dữ liệu của đa số các ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II lại xuất phát từ chính hệ thống công nghệ ngân hàng lõi (core banking system) đang được sử dụng tại các NH. Hiện có quá nhiều hệ thống khác nhau đang được các NH sử dụng cùng một lúc như Flexcube của Oracle, T24 của Temenos…, thậm chí là những kho dữ liệu khác như excel, file hồ sơ… Điều này gây nên tính không nhất quán từ các thông tin được đưa ra trong các báo cáo thông kê, phân tích, làm giảm tính chính xác của các dữ liệu thống kê. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng chưa được các NH triệt để trong khâu kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, với yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu là 3 năm tài chính xem ra khá lạc hậu so với các chuẩn quốc tế với yêu cầu dải dữ liệu doanh nghiệp tối thiểu 5 - 7 năm để đảm bảo tính chính xác của tình hình tài chính doanh nghiệp.

9TS. Nguyễn Thị Diệu Chi, “Tác động của Basel II lên chất lượng tín dụng 10 ngân hàng được thí điểm tại Việt Nam”.

Thách thức từ chi phí triển khai Basel II10

Trên thực tế, không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng phải có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh quá lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng nhất thiết phải cân nhắc việc nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn tư vấn về quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)