7. Kết cấu đề tài
1.3.1. Hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, nghĩa là nghĩa là phải có số đông người tham gia đóng bảo hiểm xã hội để trợ giúp số ít người không may bị rủi ro ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... đây chính là sự tương trợ cộng đồng mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời là sự điều tiết về tài chính bảo đảm cho an sinh xã hội.
- Nguyên tắc hoạt động của BHXH, BHYT là đóng - hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro.
- Mọi người dân sống và làm việc trên đất nước Việt Nam đều được quyền chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh. Khoản tiền chi cho việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh người dân phải có trách nhiệm đóng góp
27 theo luật định.
Nhìn chung quỹ BHXH ở các nước được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau ( Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội):
- Người lao động đóng góp;
- Người sử dụng lao động đóng góp; - Nhà nước đóng và hỗ trợ;
- Thu từ nộp phạt do chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị sử dụng lao động;
- Thu từ tài trợ-viện trợ;
- Thu từ lãi đầu tư phát triển quỹ BHXH, BHYT, BHTN; - Và các nguồn thu hợp pháp khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi nước thì lại không giống nhau, mà tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội (CSXH) và quan điểm của mỗi nước. Về phần đóng góp của người sử dụng lao động thường được tính trên cơ sở số lượng lao động thuê mướn trong doanh nghiệp. Tỷ lệ trích nộp được pháp luật quy định. Tỷ lệ này được tính theo một mức trên tổng quỹ lương.
Bên cạnh sự đóng góp chủ yếu của người sử dụng lao động và người lao động vào Quỹ BHXH, Nhà nước ở những nước có nền kinh tế thị trường cũng luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ hoặc khi có sự biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Nguồn bù đắp thiếu hụt quỹ BHXH ở các nước được lấy từ thuế theo những tỷ lệ và mức khác nhau.
Theo đánh giá chung, trong ba nguồn đóng góp thì nguồn chủ yếu là nguồn đóng góp từ người sử dụng lao động. Tỷ lệ đóng góp ở mỗi nước rất khác nhau, các tỷ lệ đó có thể thích hợp với nước này, song cũng có thể
28
không thể chấp nhận ở nước khác. Vì vậy tỷ lệ đóng góp của mỗi bên, ở mỗi quốc gia xuất phát từ nhiều cơ sở như: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử của chính quốc gia đó. Vì thế, cơ chế hình thành quỹ BHXH ở các nước cũng khác nhau. Nói chung, ở những nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Ý, Mỹ…thì áp dụng cơ chế tự thu tự chi, thu trong năm chủ yếu chi hết trong năm. Còn các nước kinh tế đang phát triển thì nói chung áp dụng cơ chế tạo quỹ tích lũy, số dư hàng năm được sử dụng đầu tư tăng trưởng. Do cơ chế tạo quỹ khác nhau, nên tỷ lệ đóng góp của ba bên cũng khác nhau.
*Rủi ro thu Bảo hiểm xã hội
Việc nhận dạng các rủi ro và đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro có thể xảy ra là một bộ phận quan trọng của hệ thống KSNB. Không giống như các doanh nghiệp, hoạt động BHXH có các rủi ro chủ yếu được ghi nhận ở hoạt động thu, chi BHXH, BHYT, BHTN. Ngoài các rủi ro xuất phát từ năng lực và đạo đức nhân viên BHXH, rủi ro thu không đủ theo số phải thu do các đơn vị sử dụng lao động không cung cấp đầy đủ thông tin của người lao động và tiền lương hiện hưởng của người lao động đang làm việc trong đơn vị. Về rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN thường gồm những trường hợp sau:
- Rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN phát sinh khi không thu được BHXH, BHYT, BHTN từ các đối tượng thuộc diện phải nộp BHXH, BHYT, BHTN nhất là từ người sử dụng lao động ( Không cung cấp đầy đủ thông tin lao động và lao động, chậm nộp chiếm sử dụng ... ).
- Rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN còn phát sinh trong những trường hợp không thu đủ và đúng mức phải nộp vào quỹ BHXH, BHYT.
- Rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN còn bao gồm từ việc thu chậm trễ do người nộp không nộp đúng thời gian quy định.
29
BHYT nộp không đủ ( đại lý thu ), biển thủ số tiền đã thu không nộp đủ và kịp thời vào quỹ theo quy định.
Ngoài ra, hoạt động BHXH còn đứng trước rủi ro về mất cân đối thu- chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Điều này càng đặt ra sự cần thiết của đội ngũ cán bộ CCVC ngành BHXH để sớm có biện pháp khắc phục trong quá trình phát triển của ngành nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng, vì vậy việc kiểm soát hoạt động thu - chi không thể tránh những sai sót về thông tin cá nhân và quá trình tham gia BHXH dẫn đến việc thu không đúng, không đủ và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro *Nguyên nhân khách quan
- Các đơn vị, doanh nghiệp không muốn nộp BHXH, BHYT, BHTN vì tỷ lệ trích nộp mà doanh nghiệp phải nộp sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Một số doanh nghiệp có số lượng lao động ít không muốn tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN có thể thấy rằng một số lao động hiện nay vẫn chưa hiểu được lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Từ nguyên nhân trên cho chúng ta thấy rằng việc thông tin và truyền thông, giải thích ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan BHXH và cả hệ thống chính trị là rất quan trọng.
*Nguyên nhân chủ quan
- Cơ quan BHXH thiếu hoặc chưa ban hành kịp thời và đầy đủ các nguyên tắc riêng, cơ sở luật pháp riêng thật nghiêm khắc để xử lý việc cố tình nộp không đúng thời hạn quy định, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động.
30
- Ngoài ra, chúng ta cần phải nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ đạo đức của người chịu trách nhiệm quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN. Nhân viên có thể thông đồng với các đơn vị nộp BHXH, cho phép họ chậm nộp BHXH để tư lợi.
- Kỹ năng làm việc của nhân viên xét duyệt mức đóng BHXH yếu kém, không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi về luật pháp, qui định sẽ không xác định đúng mức lương làm căn cứ nộp BHXH của từng đối tượng tham gia BHXH.
- Số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN rất đông và ngày càng gia tăng, việc kiểm soát thông tin của từng cá nhân rất nhiều khó khăn. Khi có sự thay đổi nếu không cập nhật kịp thời sẽ tính toán không đúng số liệu thu – chi BHXH, BHYT, BHTN.
Trong thời gian tới, nước ta cũng cần thiết phải mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động và hoà nhập với quốc tế. Song việc lựa chọn, mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội phải tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.