Quan điểm Kế thừa có chọn lọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bảo hiểm xã hội huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)

7. Kết cấu đề tài

3.1.1. Quan điểm Kế thừa có chọn lọc

Cơ quan BHXH là cơ quan Nhà nước, mọi chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN là do Nhà nước quy định và ban hành thực hiện. Vì vậy, các giải pháp đưa ra dưới đây phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ. Mặt khác, Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa đi sau các nước trong việc phát triển nền kinh tế thị trường; do đó các giải pháp cần xây dựng trên cơ sở có cân nhắc và kế thừa kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Thí dụ, việc chi trả chế độ BHXH để tránh trường hợp chi không đúng đối tượng thì nên áp dụng hình thức chi trả qua tài khoản cá nhân. Nhưng với điều kiện Việt Nam hiện nay thì các đối tượng tham gia hầu như có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng làm các thủ tục nhận tiền (số tiền này cũng khá nhỏ) và phần lớn người lao động chưa có tài khoản cá nhân, bên cạnh đó hệ thống hạ tầng ngân hàng chưa đảm bảo, vì vậy cũng phần nào gây trở ngại cho việc áp dụng giải pháp này. Tuy nhiên, có thể coi rằng đây là giải pháp mang tính dài hạn. Vì vậy với quan điểm kế thừa, luận văn sẽ lọc bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung mới những quy định phù hợp, phát huy những điều đã làm được và bổ sung thêm những điều mà trước đây đơn vị chưa áp dụng để cho hệ thống KSNB của đơn vị hoàn thiện và hiệu quả hơn, nhằm nâng cao các yếu tố rủi ro, các hoạt động kiểm soát, giám sát một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bảo hiểm xã hội huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)