KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN HOÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bảo hiểm xã hội huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 112)

7. Kết cấu đề tài

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN HOÀ

- Sớm kiến nghị với cơ quan quản lý trình Quốc hội xem xét sửa chữa, bổ sung những bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng đồng bộ với một số chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo hành lang pháp lý cơ bản đồng bộ cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm xã hội.

- Mở rộng đối tượng tham gia cũng như đối tượng hưởng chế độ BHXH. Cung ứng, hỗ trợ những cơ sở và phương tiện KCB hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Quy định, quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng, mức hưởng để chế độ BHXH, BHYT được đến đúng đối tượng, hỗ trợ hơn nữa các chính sách xã hội cho các đối tượng có công, đối tượng thất nghiệp.

- Phối hợp với các bộ, ngành chức năng để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương, gắn trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan

87

và chính quyền địa phương các cấp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia và đối tượng hưởng BHXH.

- Đề nghị với cơ quan quản lý về lao động trình Chính phủ sớm ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh; phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH; cần phân tích cụ thể cấp, ngành quản lý các doanh nghiệp về nơi sản xuất kinh doanh và số lượng lao động sử dụng, HĐLĐ, thang lương, bảng lương. Đây chính là yếu tố cơ bản để BHXH có cơ sở khai thác, phát triển BHXH đến người lao động và kiểm tra việc thực hiện BHXH đối với người lao động.

- Trong thời gian tới đề nghị cần sửa đổi, cụ thể hóa những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Xử phạt bằng tiền với mức phạt cao gấp nhiều lần số tiền trục lợi trái pháp luật.

- Để hạn chế số người nghỉ trợ cấp một lần, bảo tồn và phát triển quỹ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn bó BHXH cần phải: một là, mức đóng BHXH giữa các khu vực không nên có sự chênh lệch khá xa như hiện nay, cần phải khống chế một mức trần thích hợp. Thứ hai, có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm Điều lệ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. Có biện pháp quản lý răn đe đối tượng hưởng thất nghiệp ảo, trục lợi quỹ BHXH.

- Một thực tế hiện nay là tuất một lần sẽ chỉ bằng 1/2 chế độ hưu một lần và thậm chí hưu một lần có chế độ trợ cấp lớn hơn nhiều so với trợ cấp tiền tuất một lần, làm nảy sinh tiêu cực trong khâu thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ BHXH. Bằng mọi cách, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cả gia đình và cơ quan đều phối hợp nhằm có thể giải quyết chế độ cho người lao động đó theo cách hưu một lần. Trong điều kiện tiến bộ y học hiện nay sẽ dự tính tuổi thọ cụ thể của từng người và đương nhiên họ sẽ chọn con đường về hưu trợ cấp một lần. Vì vậy, cần nâng mức trợ cấp tiền tuất một lần cho người lao động lên ít nhất cũng bằng mức trợ cấp về nghỉ hưu một lần để tránh tình trạng số người về nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng cao. Cứ mỗi năm tham gia BHXH được thanh toán bằng một

88

tháng lương bình quân đóng BHXH; không khống chế mức tối đa, trường hợp đối tượng tham gia chưa đến một năm thì cũng tính bằng một năm hưởng trợ cấp, như thế rất không công bằng.

- Quy định chặt chẽ về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải được giải quyết dứt điểm trong tháng, trong quý. Quy định này, thứ nhất là tạo điều kiện thanh toán trợ cấp kịp thời cho người lao động khi phải nghỉ ốm đau, thai sản. Thứ hai, nó là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho cơ quan BHXH, vì theo nguyên tắc đóng trước hưởng sau, quy định thời hạn giải quyết chế độ thì đơn vị phải nộp đủ BHXH mới được thanh toán, tránh được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài như hiện nay. Thứ ba, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm giải quyết những hồ sơ “tồn đọng” của đơn vị sử dụng lao động để quý này sang quý sau mới đề nghị thanh toán. Phải có những quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của ba bên: người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện các chế độ BHXH thì những bất cập trong chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản mới được giải toả.

- Để hạn chế rủi ro trách nhiệm của cơ quan BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng lương hưu, cần quy định lại việc uỷ quyền cho phù hợp với thực tế. Đó cũng là yêu cầu cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính. Nên chăng, thay giấy uỷ quyền bằng giấy thoả thuận hoặc giấy đề nghị của người hưởng đồng ý cho người khác nhận thay, để phường, xã có đủ thẩm quyền chứng nhận. Hoặc tuỳ từng trường hợp, cho phép người thân được nhận thay khi có giấy viết tay của người hưởng. Một điều hết sức cần thiết, trong giấy chứng nhận thay phải thể hiện được ràng buộc trách nhiệm của người hưởng và người nhận thay khi có sự gian dối hay cố tình vi phạm chế độ, chính sách BHXH.

89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì các chính sách BHXH, BHTN, BHYT đã có những bước tiến quan trọng. Luật BHXH (2014), Luật BHYT sửa đổi bổ sung (2014) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành nhưng bên cạnh đó còn có những văn bản quy phạm pháp luật của Bộ ngành hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN còn chưa có sự đồng bộ, làm phát sinh một số vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện.

Với những giải pháp nêu trong chương 3 về cơ bản đã đáp ứng các mục tiêu đề ra ban đầu của luận văn nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, giảm thiểu và kiểm soát được các rủi ro. Nhưng để các giải pháp hoàn thiện này được áp dụng trên thực tế thì cần rất nhiều yếu tố: sự nhận thức và quan điểm quản lý của lãnh đạo, sự hỗ trợ của BHXH Việt Nam, cần hệ thống hóa CNTT trên toàn quốc để kết nối dữ liệu tránh những trường hợp gian lận. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan, các văn bản chỉ đạo về công tác chuyên môn cho chặt chẽ, đưa ra qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát của đơn vị, mang lại hiệu quả quản lý hữu hiệu.

Từ những giải pháp nêu trên việc xây dựng hệ thống KSNB là một trong những biện pháp quan trọng nhất vì chúng ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp cho nhà quản lý trong đơn vị sự nghiệp công đạt được các mục tiêu và riêng về ngành BHXH hy vọng rằng sẽ góp phần hoàn thiện công tác thực hiện chính sách BHXH tại huyện Hoài Nhơn nói riêng cho hệ thống ngành BHXH nói chung.

90

KẾT LUẬN CHUNG

Công tác KSNB đối với các hoạt động của bảo hiểm xã hội có ý nghĩa hết sức to

lớn đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành BHXH Việt Nam. Thông qua việc kiểm soát công tác quản lý các hoạt động thu, chi BHXH, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH, các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu BHXH cũng như các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN là một yêu cầu cấp bách không chỉ của riêng ngành BHXH mà cho cả toàn xã hội.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thiết lập hệ thống thông tin về các đối tượng tham gia BHXH, phối hợp liên kết liên ngành hướng đến hoàn thiện quy trình quản lý thu, chi phù hợp với từng đối tượng tham gia BHXH.

Trong thời gian tới ngành BHXH tiếp tục quan tâm và chú trọng trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của ngành nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật, cũng như giải quyết đúng và kịp thời các chế độ cho NLĐ khi họ tham gia nhằm đảm bảo thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Phối hợp với các đơn vị SDLĐ, các Sở, Ban ngành có liên quan để tuyên truyền các chính sách, Luật BHXH, Luật BHYT đến NLĐ, người dân để họ thấy được lợi ích cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Qua nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đã tổng kết nội dung lý thyết về KSNB của INTOSAI năm 1992 và INTOSAI năm 2004 về hệ thống KSNB trong khu vực công và hệ thống KSNB tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở tìm hiểu về quá trình phát triển, khái niệm về các thành phần của hệ thống KSNB, so sánh với các nghiên cứu trước đây để tìm ra những điểm chung về nội dung của hệ thống KSNB trong khu vực công nói chung và KSNB trong hoạt động BHXH nói riêng.

Tác giả đã tiến hành khảo sát, quan sát thông qua bảng câu câu hỏi, trao đổi với Ban Giám đốc, tổ trưởng, tổ phó các tổ nghiệp vụ để tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn. Từ những thực trạng và hạn

91

chế rút ra được từ quá trình khảo sát, quan sát thì tác giả cũng đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn.

Luận văn được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Hà Xuân Thạch và sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và phạm vi khảo sát nên nghiên cứu của tác giả chỉ đánh giá chung về KSNB chứ chưa đi vào chi tiết từng nghiệp vụ BHXH. Tác giả hi vọng những đề xuất trong luận văn của mình tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng góp phần nào đó giúp cho hệ thống KSNB tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn được hoàn thiện hơn, góp phần phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) và các anh (chị) đồng nghiệp và mọi quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn, để có thể vận dụng, áp dụng vào thực tế hoạt động của ngành BHXH nói chung và tại Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn nói riêng.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26 tháng 05 năm 1997 về tăng cường lãnh đạo thực hện các chế độ bảo hiểm xã hội.

[2] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

[3] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

[4] Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

[6] Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm2015 quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

[7] PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

[8] Khoa Kế toán Kiểm toán, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông.

93

[9] Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[10] Võ Năm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

[11] Bùi Thị Thanh Lý(2017),Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lâm nghiệp 19. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Quy Nhơn.

[12] Huỳnh Thị Bích Ngọc (2013), Hệ thống kiểm soát nội bộ Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh.

[13] Mai Thị Kiều Oanh (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Biên Hòa, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng.

[14] Nguyễn Tấn Bình(2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc Nhà nước Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quy Nhơn. [15] Nguyễn Thị Chính(2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

[16] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH11 ngày 14 tháng 11 năm 2008.

[17] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật BHYT sửa đổi, bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 06 năm 2014.

[18] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.

94

[19] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.

[20] Tạp chí BHXH các năm 2014, 2015, 2016.

[21] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 quyết định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

[22] Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng01 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

[23] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27 tháng 06 năm 2013 về việc tăng cường công tác quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng hưởng chế độ ốm đau, thai sản, BHXH một lần.

[24] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Công văn số2578/BHXH-CSXH ngày 14 tháng 07 năm 2015 về việc ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản.

[25] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 800/QĐ/BHXH ngày 24 tháng 07 năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

[26] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 1306/QĐ/BHXH ngày 31 tháng 07 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

95

[27] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 Ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

[28] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số1414/QĐ-BHXH ngày 04 tháng 10 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

[29] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

[30] Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 1 năm 2019 ban hành về quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bảo hiểm xã hội huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 112)