Cơ sở văn hóa dân gian và truyền thống nhân văn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Cơ sở văn hóa dân gian và truyền thống nhân văn Việt Nam

Trong khi Nho giáo bị sụp đổ như vậy thì một khuynh hướng tư tưởng, bảo vệ, khẳng định quyền sống và giá trị, phẩm chất con người đã phát triển thành một khuynh hướng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng bị áp bức mà chủ yếu là của nông dân chống phong kiến đã liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ. Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo, Phật giáo, Ðạo giáo lại phát triển, tư tưởng thị dân hình thành, tất cả đã có ảnh hưởng đến sự kết tinh của truyền thống nhân văn cuả dân tộc. Những biểu hiện của khuynh hướng, tư tưởng nhân văn trong văn học sẽ là sự lên án, tố cáo hiện thực cuộc sống đương thời chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống cơm áo; phát triển cá tính; giải phóng tình cảm, bản năng; là thái độ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; là thái độ đồng tình, xót thương, thông cảm của các tác giả đối với các nạn nhân của xã hội.

Bên cạnh bối cảnh thời đại và cá tính mạnh mẽ là những yếu tố tác động đến phong cách và hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn phải kể đến quá trình phát triển nội tại của văn hóa dân tộc. Để đánh giá đúng giá trị những sáng tác của Hồ Xuân Hương, chúng ta cần đặt nó vào nền văn hóa dân gian thế kỷ XVIII – XIX. Vì thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã nảy sinh trên nền văn hóa dân gian ấy. Cùng với sự phát triển của sinh hoạt văn hóa đô thị, văn hóa dân gian cũng phát triển lên một bước mới. Đó là một nền văn

hóa phong phú, chứa đựng quan niệm về con người trần thế, con người bản năng. Đặc biệt là cội nguồn văn hóa phồn thực, hiện tượng nói tục, nói dâm. Sở dĩ có điều này là do xuất phát từ nguyên nhân xã hội. Khi giai cấp phong kiến thống trị không còn uy tín trong xã hội, nhân dân bắt đầu lên tiếng chửi vào bộ mặt xấu xa của chúng. Và cũng nhân cái đà ấy, người ta nói về cái dâm, cái tục, là những cái mà chúng đã cấm đoán trước đó. Chúng ta có thể kể đến sự xuất hiện khá nhiều tục ngữ, ca dao mang những nhân tố tục trong đời sống nhân dân. Hay sự thịnh hành của các truyện tiếu lâm: những câu chuyện được kể chốn đông người khi làm việc hoặc giải lao; nút câu chuyện là “cái ấy”, “chuyện ấy”, còn cởi nút là tiếng cười sảng khoái. Những truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai - Tú Xuất... cũng xuất hiện lúc này. Ngoài ra, chúng ta phải kể đến những câu đố tục giảng thanh: một loại câu mà trong lời đố có yếu tố tục, từ ngữ gợi tục, còn vật đố là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như: “Thân em là gái xuân xanh/ Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời/ Mỗi người một nước một nơi/ Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên” (Cái chiếu).

Đáng chú ý là hiện tượng nói tục, nói dâm không chỉ xuất hiện trong văn học giai đoạn này, mà nó còn xuất hiện ở các lĩnh vực khác như điêu khắc, hội họa (ở các bức phù điêu ở đình chùa có những cảnh trai gái tắm trần truồng, cảnh trai gái đùa nghịch...; ở tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống xuất hiện những bức tranh hứng dừa, tranh đánh ghen...). Thiết nghĩ, nói tục, nói dâm trở thành trào lưu trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, và thơ Xuân Hương cũng nằm trong trào lưu ấy.

Chúng ta thấy rằng, Hồ Xuân Hương sống gần gũi với quần chúng nhân dân, bản thân cũng “bảy nổi ba chìm” chính vì vậy trong sáng tác của mình bà tỏ ra cảm thông, sẻ chia với những nỗi đau xót xa, những nguyện

những phương thức thể hiện tư tưởng, tình cảm của quần chúng. Đặc biệt bà cũng sử dụng rất độc đáo lối đùa, lối mắng của họ. Tất cả những điều đó tạo nên đặc trưng trào phúng có tính chất quần chúng trong sáng tác của bà chúa thơ Nôm.

Mặt khác, thời đại Hồ Xuân Hương sống là thời đại phục hưng lại những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, trong đó có tư tưởng nhân văn. Phải chăng sự gặp gỡ của Hồ Xuân Hương với các tác gia đương thời là ở cảm hứng giải phóng con người, giải phóng tình cảm. Các tác gia đồng loạt lên tiếng bênh vực những người dưới đáy xã hội, trong đó có phụ nữ; ca ngợi khao khát hạnh phúc của họ. Tất cả tinh thần nhân văn đó đã đi sâu vào sáng tác của Hồ Xuân Hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)