7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. thức về thân phận đàn bà trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Ý thức về thân phận là cái nhìn của tác giả về vị trí, địa vị, số phận của người phụ nữa được đặt trong cảm hứng bi kịch. Về mặt này, dường như nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ phản ánh số phận riêng lẻ của từng cá nhân trong xã hội, mà là nêu đích danh những nỗi khổ mang tính chất chung của nữ giới và sự vận động của nó trong cảm hứng bi kịch thời đại. Bi kịch ấy không phải là những nỗi đau mất mát hay những may rủi trong cuộc đời, đó là bi kịch mang tính định mệnh đối với người phụ nữ đã trót sinh ra là phận má đào. Tạo hoá sinh ra người phụ nữ và trao cho họ một vẻ đẹp toàn bích nhưng lại không cho họ được phép làm chủ cuộc đời của mình. Khi tìm hiểu thế giới thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ xuất hiện của hệ thống khái niệm như “thân”, “phận”, “duyên”, “kiếp” khá dày đặc. Điều này chứng tỏ, ý thức về thân phận đàn bà trong xã hội cũ đã thấm sâu vào tận tiềm thức và cảm thức nhân văn của Hồ Xuân Hương – một nữ sĩ đặc biệt của văn học cổ điển Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Với vai trò là phát ngôn viên cho nữ giới, Hồ Xuân Hương đã tập trung ngòi bút của mình xoáy sâu vào thân phân người phụ nữ như một quy luật tất yếu của kiếp người. Số phận của họ không chỉ được đo bằng những dự cảm, sự đồng cảm cho những “kiếp hồng nhan” mà còn là một sự tự ý thức dựa trên cơ sở những trải nghiệm thực tế từ chính cuộc đời nữ sĩ. Trong thơ Hồ Xuân Hương, hình ảnh “thân em”, một tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ ca dao lại có thể được thể hiện một cách vừa cụ thể, vừa khái quát nhấn mạnh, vừa khẳng định. Chữ “thân” có ý nghĩa phiếm chỉ thân phận, gợi cảm giác nhỏ bé, yếu đuối. Cái thân gắn liền với cái phận. Hình ảnh “thân em” trong thơ nữ sĩ đã trở thành cái phận chung cho tất cả giới nữ vậy. Bài thơ Bánh trôi nước
được mở đầu bằng một cấu trúc ca dao: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Tính chất công thức “thân em” như một sự khẳng định cho ý thức về kiếp đàn bà trong xã hội phụ quyền. Hình tượng bánh trôi nước hay quả mít, thậm chí là con ốc nhồi đều là thân phận lệ thuộc: “Thân em như quả mít trên cây” (Quả mít), “Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi” (Con ốc nhồi). Ẩn dụ trong các hình ảnh trên là thân phận người phụ nữ. Cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội cũ luôn gắn liền với bàn tay tử tế của cánh đàn ông. Qua lăng kính cuộc đời mình, Hồ Xuân Hương đã tái hiện thực trạng đời sống của người phụ nữ thông qua sự thống trị của nam giới. Phải chăng đó chính là cái quy luật muôn thuở mà chính Hồ Xuân Hương là người đã chiêm nghiệm và nếm trải.
Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa còn được nữ sĩ ví như “chiếc bách giữa dòng”. Chiếc thuyền số phận ấy cứ trôi mặc cho người khác nèo lái, trong bài Tự tình III, bà đã viết: “Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh/ Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh/ Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng/ Nửa mạn phong ba luống bập bềnh/ Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến/ Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh/ Ấy ai thăm ván cam lòng vậy/ Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”. Cuộc đời như con thuyền bồng bềnh trước biển gió. Cái phận “nỗi nênh”, “lênh đênh”, “bập bềnh”, “tấp tênh” cứ thế mà dong ruổi. Hiện tại và tương lai mịt mờ. Mặc ai lèo lái, đi đâu về đâu, cam lòng chấp nhận sự may ruổi, chấp nhận làm kẻ bị động chờ đợi những ai muốn thăm ván. Đó là thân phận chung của những phụ nữ cô đơn, goá bụa, lỡ thì… Ngao ngán đến xót xa lòng, Hồ Xuân Hương thốt lên tiếng ai oán: “Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”. Quả thật, bà chúa thơ Nôm đã gieo vào lòng người một sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ.
Ý thức về thân phận người phụ nữ còn được Hồ Xuân Hương tái hiện bằng thời gian đêm khuya, thời gian của đợi chờ, khoắc khoải và cũng là thời gian mà ý thức thân phận xoáy sâu vào tận tâm tư. Chùm thơ Tự tình có lẽ là tâm sự não nề về cuộc đời của nữ sĩ. Đã bao đêm nàng khóc thầm vì duyên phận hẩm hiu, tủi vì phận cô đơn, lẻ bóng. Cõi lòng tê tái trong những đêm khuya đã không thể kìm nén được mà nó đã ứ trào qua đầu ngọn bút: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non” (Tự tình II). Nỗi buồn tủi vì thân phận đơn côi, chiếc bóng đã lan toả bao trùm cả không gian lạnh vắng, khiến người trong cuộc phải lên tiếng ngao ngán: “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tý con con” (Tự tình II).
Sự tự ý thức về thân phận, về cuộc đời, về tuổi xuân có lẽ là bi kịch đau đớn nhất trong tâm hồn nữ sĩ. Ngay tiếng gà gáy trong đêm khuya cũng đủ gợi lên bao nỗi buồn man mác, bao ý nghĩ, trầm tư. Người phụ nữ càng thấm thía nỗi đau: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I). Càng ý thức về thân phận, người phụ nữ càng thấy tủi hổ, đốt cháy thành nỗi oán hận. Tiếng gà gáy vang trong đêm canh tàn là sự trỗi dậy nỗi đớn đau của kiếp đàn bà. Với ý thức về kiếp hồng nhan trong cõi nhân sinh ấy, Hồ Xuân Hương đã biến oán riêng thành nỗi buồn chung cho cả giới nữ.
Ý thức về phận mình, phận người, về nỗi đau khổ, bất hạnh của kiếp đàn bà trong xã hội phụ quyền xưa, Hồ Xuân Hương đã thay cho giới nữ nói lên những thông điệp dân chủ cao cả. Những câu thơ của bà không chỉ là đóm lửa nhỏ vẫn đương đầu với bóng đêm dày đặc, với phong ba cuộc đời mà còn là biểu tượng cho sự luôn vươn lên để chống chọi, để tự khẳng định mình. Với lối tư duy và sự thể hiện đặc sắc ấy, Hồ Xuân Hương đã gieo vào lòng độc giả các thế hệ một niềm cảm thông sâu sắc về thân phận, về ý nghĩa của