Cơ sở văn học Nôm với sự đề cao con người, đời sống trần tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Cơ sở văn học Nôm với sự đề cao con người, đời sống trần tục

Hồ Xuân Hương sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Nhà thơ trực tiếp chứng kiến sự xấu xa, thối nát của xã hội phong kiến. Bà vừa là nhân chứng, vừa là nạn nhân của xã hội ấy. Với cá tính mạnh mẽ, tâm hồn nhạy cảm, phóng khoáng, bà đã ghi lại rất sinh động và chân thực bức tranh xã hội đương thời. Bên cạnh đó, quá trình Việt hóa văn học và sự ra đời của chủ nghĩa nhân đạo đã đem lại diện mạo mới cho văn đàn và mở rộng khả năng phản ánh tư duy, tình cảm, đời sống của con ngưởi. Tất cả những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến sáng tác của Hồ Xuân Hương. Bà hướng ngòi bút của mình đến người phụ nữ - những người thấp cổ bé họng, dễ tổn thương trong xã hội, đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của họ; đồng thời nữ sĩ cũng lên án, tố cáo xã hội bất công, bạc bẽo, chà đạp lên người phụ nữ.

Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ

Nôm. Văn học dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nền văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán về số lượng và chất lượng. Và cũng chính điều này đã khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Hoạt động sáng tác của Hồ Xuân Hương đã được phát triển trong bối cảnh văn học Nôm đã phát triển một cách vượt bậc, mang đặc trưng khám phá con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người. Khám phá ra con người, văn học giai đoạn này đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh chủ yếu. Bên cạnh hình tượng người anh hùng, văn học giai đoạn này còn tập trung vào hình tượng người phụ nữ với những khát vọng sống mãnh liệt. Hàng loạt tác phẩm như Chinh phụ ngâm

khúc, Cung oán ngâm khúc, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều rồi nhiều truyện

thơ Nôm khác đều phản ánh những khát vọng của những con người cụ thể. Xét trong tiến trình phát triển, chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết và sự ảnh hưởng của nó đối với phong cách sáng tác của các tác gia Hán Nôm giai đoạn này. Các tác gia văn học ưu tú luôn tiếp thu và vận dụng nhuần nhuyễn truyền thống văn hoá bình dân trong sáng tác của mình. Việc xuất hiện những thiên tài văn học như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... trong mối quan hệ với văn hoá, thời đại không còn là hiện tượng ngẫu nhiên. Dưới áp lực của các sự kiện lịch sử, xu thế thời và cuộc sống đầy biến động, mâu thuẫn xã hội gay gắt, các nhà nghệ sĩ đã đứng trước những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận mệnh của bản thân và xã hội. Do đó, văn học không thể ngủ yên trong những nội dung cũ kĩ, mà phải đổi mới, phải hướng đến những điều lớn lao. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho tiếng nói cho bộ phận văn học vì con người. Trong Về con người cá

nhân trong văn học cổ Việt Nam, các soạn giả đã viết:

bằng mọi cách, mà trước hết là các giá trị cá nhân. Khi bộ cánh luân thường đã rách bươm, danh phận mờ mịt, con người cá nhân, cá thể hiện ra trần trụi. Chúa lấn vua, giết vua, chúa anh giết chúa em, bề tôi lột vàng, lột áo chúa thượng. Số phận con người trở nên mong manh, yếu đuối hơn bao giờ hết, nhất là số phận của người phụ nữ [35; tr.195].

Văn học thời kì này hướng đến sự khám phá ra con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người, có nghĩa là con người lúc này trở thành đối tượng chủ yếu, hàng đầu trong nhận thức của văn học. Và khi phát hiện ra con người, đi sâu vào những ngóc ngách tâm tư tình cảm của con người, các nhà thơ không bằng lòng với việc dùng chữ Hán để sáng tác, mà tích cực dùng chữ Nôm để sáng tác. Các tác giả cho rằng chỉ có tiếng mẹ đẻ mới có thể diễn tả thật nhất thời đại, cuộc sống con người và tâm hồn dân tộc. Chúng ta có thể thấy rằng hầu như những kiệt tác của văn học giai đoạn này đều sáng tác bằng chữ Nôm. Sự tìm về với dân tộc, hướng đến nhân dân qua nền văn học dân gian và chữ Nôm của các tác giả lúc này trở thành tất yếu. Có thể nói, hầu như tất cả các thể loại của văn học chữ Nôm giai đoạn này đều tập trung và vấn đề con người, đề cao con người và đấu tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con người. Thơ Nôm Đường luật chính là hệ quả của quá trình phát triển văn hoá trong một môi trường phức tạp và đa dạng đó.

Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu, vừa độc đáo của văn học trung đại Việt Nam. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô phỏng thể loại thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí đáng kể bên cạnh các thể thơ dân tộc. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật kéo dài bảy thế kỷ. Sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật đã mang đến

cảm, đời sống con người và đất nước Việt Nam. Giai đoạn phát triển rực rỡ của thể thơ này là giai đoạn từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương. Để sáng tạo một thể thơ mới trên cơ sở tiếp thu, vận dụng thể thơ Đường luật của văn học Trung Quốc – thể thơ của tầng lớp quý tộc với niêm luật chặt chẽ, các nhà thơ tập trung vào giải phóng những gò bó của niêm luật, xây dựng một lối thơ riêng của Việt Nam. Nguyễn Trãi là người có nhiều công lao cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật. Ông đã đưa vào sáng tác thơ Nôm của mình những câu lục ngôn, vốn không phải của thơ Đường luật, để rồi nó trở thành phổ biến từ Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ

thi tập... Ông cũng là người đầu tiên sử dụng thành công những thành ngữ,

tục ngữ, những hình tượng nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong sáng tác của mình. Nếu Nguyễn Trãi là người mở đầu con đường Việt hóa thì Hồ Xuân Hương là người tạo nên bước ngoặt lớn đưa thơ Nôm Đường luật vào con đường Việt hóa hoàn toàn. Hay nói cách khác, đến Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa. Cuộc sống đời thường, dân dã và bản năng tự nhiên, trần tục trở thành đối tượng thẩm mĩ của bà. Tài tình của Hồ Xuân Hương là đã biến thể thơ Đường luật - một thể thơ kinh điển, hàm súc trở thành một thể thơ dân dã, thân thuộc với nội dung “hết sức thông tục” và một hình thức tươi mới, trẻ trung, tràn đầy sức sống.

Việc phát hiện ra con người, đưa con người lên hàng đầu trong nhận thức của văn học đem tới một chuyển biến cơ bản của lịch sử văn học, kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của hệ thống chủ đề. Qua khảo sát thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy rằng nữ sĩ vừa kế thừa truyền thống của nền văn học dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo tạo nên một cá tính riêng đầy tâm trạng, một lối thơ không dễ trộn lẫn.

Tóm lại, thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã chịu sự chi phối mạnh mẽ của thời đại, sự phát triển của nền văn hóa, văn học dân tộc và sự trỗi dậy của cái tôi cá

nhân cá tính. Một Hồ Xuân Hương với sự phá cách về nội dung lẫn hình thức, mang đến luồng sinh khí mới cho văn học nước nhà. Xuân Diệu đã đúng khi nhận xét: “Thơ Hồ Xuân Hương là thứ thơ không chịu ở trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự thật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư; những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại, được vạn người đồng tình, thông cảm”[6; tr.8-9].

Tiểu kết chương 1

Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả đặt ra, nêu lên trong tác phẩm của mình. Thông qua chủ đề, người đọc có thể nắm bắt được bản sắc tư duy, chiều sâu nhận thức của nhà văn về hiện thực khách quan, về con người. Từ đó, họ cũng hiểu được những tâm tư, tình cảm và những thông điệp ý nghĩa mà tác giả gửi gắm.

Không nằm ngoài quy luật vận động của văn học giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương được xây dựng dựa trên những cơ sở văn hoá, lịch sử và nhân văn khá phong phú. Mặc dù có kế thừa truyền thống, những xét từ nhiều góc độ khác nhau, hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Hồ Xuân đã được mở rộng, phát triển, đó chính là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng.

Chương 2

CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG 2.1. Chủ đề phê phán hiện thực xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)