Giọng điệu xót xa, đồng cảm với thân phận người phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu xót xa, đồng cảm với thân phận người phụ nữ

Giọng điệu của tác phẩm là một trong những hình thức nghệ thuật bộc lộ rõ nhất tiếng nói nội tâm chủ quan của tác giả. Thông qua giọng điệu trong tác phẩm, người đọc có thể hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm, từ đó khơi dậy những cảm xúc, tâm trạng đồng điệu nơi người đọc. Có thể nói, giọng điệu chính là sự thăng hoa của nội dung tư tưởng hoà với cảm xúc của tác giả. Nội dung càng đa dạng, tình cảm càng phong phú thì giọng điệu càng linh hoạt và độc đáo. Chính giọng điệu góp phần tạo nên bản sắc riêng, định hình nên phong cách tác giả. Theo các soạn giả Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu được hiểu là: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [11; tr.134].

Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể nhận thấy, giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật góp phần làm nên phong cách độc đáo cho thơ bà. Do tác động của thời đại, hoàn cảnh lịch sử, quan niệm thẩm mĩ của từng thời kì lịch sử khác nhau mà trong từng giai đoạn văn học cũng hình thành nên những tiếng nói, giọng điệu chung, thống

nhất, tạo thành bản sắc riêng của giai đoạn văn học ấy. Thơ Hồ Xuân Hương có sự gặp gỡ, tương đồng về tư tưởng, tình cảm, giọng điệu với các tác giả cùng thời nhưng do cá tính, con người và cuộc đời riêng mà thơ bà lại có giọng điệu riêng biệt độc đáo rất gần với giọng điệu văn học dân gian về thân phận người phụ nữ và dục tính cá nhân.

Trong thực tế đời sống, số phận càng cay nghiệt hơn với người tài hoa, Xuân Hương cũng từng nếm trải bao cay đắng: lấy chồng muộn, hai lần làm lẽ, rồi hạnh phúc chông chênh, hiếm hoi đó cũng không trọn vẹn, nữ sĩ sớm goá bụa, nuốt nước mắt vào lòng, bà chôn chặt ước mơ để sống trọn kiếp người, nhưng bên cạnh giọng thơ khoẻ khoắn yêu đời thi thoảng ta vẫn bắt gặp đâu đó trong thơ Xuân Hương những nỗi niềm thầm kín, nỗi đau thân phận lặn sâu trong câu chữ. Xuân Hương đã không ít lần trải qua những khoảnh khắc cô đơn đáng sợ khi một mình tự tình trong đêm khuya thanh vắng, một mình đối diện với chính mình, trơ trọi, nhỏ bé trước non sông, vũ trụ bao la, trước thành trì cao ngất của lễ giáo, của định kiến xã hội tứ phía bủa vây, của con đường hạnh phúc mịt mù mờ ảo xa tầm tay với. Thật đáng sợ thay cái không gian đêm khuya ấy khi nó buộc con người phải đối diện với chính mình, với sự thật bẽ bàng của phận lẽ mọn: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non” (Tự tình II).

Trong đêm cô tịch vang lên tiếng trống dồn, tiếng gà giục giã từ xa vọng lại như bước đi vội vã của thời gian, hình ảnh người thiếu phụ hiện lên trơ trọi, cô đơn, bất động như hoá đá đang ngồi đong hạnh phúc bằng nỗi oán hận ngao ngán. Giọng thơ sao chua chát, chất chứa ấm ức, tủi hờn: “Sau giận vì duyên để mõm mòm” (Tự tình I), “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” (Tự tình

II), “Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” (Tự tình III).

cần che giấu: “ngao ngán”, “giận”, “ngán nỗi”… lại thêm từ láy và cách chơi chữ “lênh đênh”, “mõm mòm”, “lại lại”… như kéo dài thêm giọng ai oán xót xa cho cảnh ngộ éo le, cay đắng trong tình duyên.

Khác với những nhà thơ nhân đạo cùng thời, Xuân Hương đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh bản thân để hướng đễn nỗi đau chung của bao số phận, kiếp người, nữ sĩ mở lòng bao dung, đồng cảm, bênh vực con người. Từ xót xa thương mình thơ Hồ Xuân Hương đã hướng đến để yêu thương đồng cảm bênh vực những con người cùng chung số phận. Bà bênh vực cô gái lỡ làng: “Quản bao miệng thế lời chênh lệch/ Không có, nhưng mà có mới ngoan!”

(Không chồng mà chửa).

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tội tày đình. Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà quan niệm đó không phải là tội lỗi mà đó chỉ là chuyện “cả nể” đối với người tình, bởi vì cả nể nên mới hóa dở dang như vậy “Cả nể cho nên hóa dở dang”. Bà Dỗ người đàn bà khóc chồng: “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng/ Nín đi kẻo thẹn với non sông”. Bà đồng cảm với người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn hẩm hiu: “Năm thì mười hoạ chăng hay chớ/ Một tháng đôi lần có cũng không” (Làm lẽ).

Trong những vần thơ của mình, Hồ Xuân Hương luôn đem đến cho những người phụ nữ bất hạnh những lời động viên, muốn đem đến cho họ một nụ cười, giúp họ có nghị lực sống và chống chọi với cuộc sống. Giọng thơ lúc thì rắn đanh, chắc như tấm khiên chở che cho người phụ nữ trước miệng lưỡi cay nghiệt của thế gian, lúc thủ thỉ, dịu dàng nhắc nhở nhau cùng vượt qua nỗi đau mất chồng, khi chua chát cay đắng khuyên người cũng là tự nhủ lòng, dặn mình. Giọng thơ như lời tâm tình sẻ chia, an ủi của người chị lớn, người mẹ hiền, người bạn đồng cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ hồ xuân hương (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)