7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Biểu tượng với việc thể hiện hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Hồ
Hồ Xuân Hương
Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, thế giới biểu tượng trong văn học được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Nó là một hệ thống mang tính đa nghĩa và có sức biểu đạt, hàm lượng văn hoá lớn. Dưới góc độ nghệ thuật, biểu tượng được xem như là một dạng chuyển nghĩa trong ngôn từ nghệ thuật và là một phạm trù thẩm mỹ. Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời.
Từ góc độ biểu tượng, chúng ta có thể nhận thấy thế giới nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ngập tràn những hình ảnh mang tính biểu trưng chiếc bánh trôi, quả mít, con ốc, cái đu, chiếc quạt, khung cửi… cho đến giếng nước, hang, động… tất cả đã kiến tạo nên những tiềm năng mời gọi.
Thứ nhất là những biểu tượng liên quan đến thế giới tự nhiên, cụ thể ở
đây là biểu tượng Nước và Đá. Khi tiếp cận hệ thống chủ đề về người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương, người đọc có thể nhận thấy những nét đặc biệt và kì lạ trong việc thể hiện các ý niệm về thân phận người phụ nữ khá độc đáo và có sức lôi cuốn, sức gợi và phản kháng mạnh mẽ được toát lên thống qua những chi tiết, hình ảnh có liên quan đến biểu tượng Nước. Cấu trúc văn hoá
Nước là một hiện tượng khá phức tạp của các quốc gia nông nghiệp. Xuất phát điểm của văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá lúa nước. Do đó, biểu tượng Nước và các biểu tượng liên quan như “nước non”, “dòng”, “giọt nước”, “giếng”, “khe”… đã gắn bó mật thiết đối với ý thức của người dân Việt qua mọi thời đại. Nước là biểu hiện âm tính, thiên về mềm mại nhưng cũng có tính chất rắn rỏi, tương thích với những thuộc tính của giới nữ. Điều này cũng được thể hiện khá rõ nét trong tiến trình văn học Việt Nam. Trong khá nhiều bài thơ, biểu tượng Nước được sử dụng với tư cách là một biểu tượng đối sánh với số phận, thân phận của người phụ nữ, một điều mà trước đây chưa từng xuất hiện trong thơ ca trung đại Việt Nam.
Trong Tự tình I, nữ sĩ đã so sánh số phận của nữ giới giống như chiếc bách đang trôi trên dòng nước, chiếc thuyền duyên phận không biết sẽ ra sao, nửa như yêu thương dào dạt, nửa như hiểm nguy đe dọa. Trong Bánh trôi nước, hai chữ “nước non” lại được gắn liền với số phận hẩm hiu của người phụ nữ giữa dòng đời trôi nổi. Hai chữ “nước non” không còn mang nghĩa cụ thể mà là mang nghĩa biểu tượng chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời. Câu thơ gợi lên sự trôi nổi, sự long đong, gian truân, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Nước là sự biểu hiện của sự lận đận trong tình duyên của người phụ nữ thời phong kiến. Chẳng hạn như chùm thơ Tự tình, Hồ Xuân Hương khá mạnh mẽ khi so sánh “cái hồng nhan” của người phụ nữ với biểu tượng Nước thông qua hình ảnh cụ thể là Nước non trong bài Tự tình II: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”. “Nước non” được sử dụng để so sánh trong thời điểm này là hình ảnh đa nghĩa, đó có thể là một xã hội đã suy vong, là xã hội phụ quyền đa thê đầy bất trắc.
Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, biểu tượng Đá - hình ảnhtượng trưng cho những khát vọng về cuộc sống trần tục, sự giải phóng ý thức cá nhân. Trong khoảng bốn mươi bài thơ của Hồ Xuân Hương, Đá và các hình thức của đá (núi, non, hang, động...) xuất hiện nhiều. Đá trong thơ Hồ Xuân Hương không phải là đá vô tri vô giác, mà là đá có hồn, có mang tính người và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như biểu tượng cho bộ phận sinh sản của người phụ nữ, biểu tượng cho sự ham muốn trần tục và khát vọng phóng toả cá tính... Đá trở nên mềm mại uyển chuyển, có sắc màu, khăng khít, ân ái với nhau của cặp tình già nhưng rất mặn nồng trong Đá Ông Chồng Bà Chồng. Ở
bài Tự tình II, hình ảnh đá cũng mang tính biểu tượng cho sự phóng toả cái ý
thức cá thể của con người trong cuộc sống trần tục: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Đá còn là biểu tượng cho bộ phận sinh sản của người phụ nữ. Đọc bài
Giếng nước, ai cũng thấy bà muốn nói gì. Những “khe”, “kẽ”, “hang”, “hốc”,
“giếng”... của tự nhiên này được bà hoà đồng với những bộ phận nơi cơ thể người phụ nữ. Bốn câu thơ giữa cho thấy điều đó: “Cầu trắng phau phau đôi ván ghép/ Nước trong leo lẻo một dòng thông/ Cỏ gà lún phún leo quanh mép/ Cá diếc le te lách giữa dòng”. Nếu hai câu trên có cặp tính từ đối “trắng - trong” thì hai câu dưới có cặp động từ đối “leo - lách”. Hình ảnh “cỏ gà lún phún”, “cá diếc le te” đi liền với “leo”, “lách” khiến người đọc liên tưởng, hình dung ra một cái giếng... khác trên cơ thể người phụ nữ.
Ngoài ra biểu tượng Nước và Đá, còn rất nhiều biểu tượng thuộc về tự nhiên được dùng để chỉ thân thể người phụ nữ như quả mít, con ốc, lưng ong... Ngay trăng cũng được nữ sĩ sáng tạo để ngầm ý nói một cái khác: “Một trái trăng thu chín mõm mỏm/ Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom/ Giữa in chiếc bách khuôn còn méo/ Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm” (Trăng). Trong bài Bỡn
tượng gắn với tự nhiên của bà. Nhà thơ toàn dùng các từ chỉ tên các vị thuốc: “cam thảo”, “quế chi”, “thạch nhũ”, “trần bì”, “quy thân”, “liên nhục”. Ẩn đằng sau nghĩa đen các vị thuốc là ngụ ý chỉ những bộ phận kín trên cơ thể con người. Hồ Xuân Hương đã “kê đơn”, “bắt mạch” thật đúng căn bệnh của bà lang khóc chồng, khóc cho thời kỳ “hương lửa nồng nàn” đã mất.
Tài năng sử dụng biểu tượng gắn với tự nhiên của Hồ Xuân Hương qua thơ Nôm hết sức độc đáo và tài tình. Nhờ có hệ thống biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng Nước và Đá mà Hồ Xuân Hương trở thành tiếng nói khác lạ và đầy cá tính trong văn học. Chúng là phương thức nghệ thuật mà nữ sĩ sử dụng để bộc lộ tâm tình, những khát khao cháy bỏng, những suy nghĩ có tính sáng tạo riêng. Với việc sử dụng những biện pháp tu từ như ẩn dụ, nói lái..., một mặt, làm cho các biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương sinh sôi, nảy nở vô cùng phong phú, đa dạng, đồng thời làm cho các biểu tượng đều có tính lấp lửng, hai nghĩa - một đặc sắc thơ Hồ Xuân Hương.
Thứ hai là những biểu tượng liên quan đến đời sống nhân sinh. Hệ
thống biểu tượng này chịu ảnh hưởng bởi tín ngưỡng phồn thực cộng với những hình ảnh, biểu tượng từ phương thức tư duy và biểu hiện của văn học dân gian. Thông qua mối liên hệ ấy, Hồ Xuân Hương đã dựng lên hệ thống biểu tượng gắn với đời sống con người rất độc đáo. Đó là những biểu tượng liên quan đến bộ phận sinh sản của con người. Thơ Hồ Xuân Hương đầy ám ảnh bởi những biểu tượng cái quạt, cái đu... Với việc miêu tả cái quạt, Hồ Xuân Hương đã cho thấy nghĩa ngầm của nó để chỉ “một cái này”: “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa/ Duyên em dính dáng tự bao giờ/ Chành ra ba góc da còn thiếu/ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” (Vịnh cái quạt I). Cái quạt hiện lên hết sức chân thật nhưng tác giả không chỉ miêu tả cái quạt mà dường như nó còn dẫn dắt người đọc đến nghĩa thứ hai “một cái này”. Cái ấy thuộc về cơ thể người phụ nữ, khiến cho vua chúa, quân tử mê mệt. Trong
“lược trúc biếng cài”, “đôi gò Bồng Đảo”, “một lạch Đào Nguyên”... gợi lên bao liên tưởng về những bộ phận thầm kín trên cơ thể của cô gái.
Bên cạnh những biểu tượng liên quan đến các bộ phận trên cơ thể người phụ nữ, trong sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương cũng sáng tạo những biểu tượng liên quan đến các bộ phận sinh sản của người đàn ông như cọc (“Quân tử có thương thì đóng cọc”; “Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”), một cay (cắm một cay), dùi trống (“Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi”), cán cân (“Cán cân tạo hoá rơi đâu mất”), con suốt (“Một suốt đâm ngang thích thích mau”), chày kình (“Chày kình tiểu để suông không đấm”)...
Ngoài ra, thơ Hồ Xuân Hương còn có các biểu tượng liên quan đến các hoạt động chốn phòng the. Những biểu tượng liên quan đến hạnh phúc ái ân được thể hiện rõ trong trò chơi: cướp nõ nường, kéo co, ném còn, đánh đu, tát nước... Chúng là những hành vi mô phỏng hành động tính giao, một hoạt động của ngày hội, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở. Trong bài thơ Trống thủng,
Hồ Xuân Hương miêu tả hành động đánh trống nhưng qua đó lại gợi liên tưởng đến cảnh giao hoan nam nữ: “Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc/ Đêm thanh đánh lộn một đôi hồi/ Khi giang thẳng cánh bù khi cúi/ Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi”. Bài thơ Đánh đu đã diễn tả tinh tế ý nghĩa phồn thực này: “Trai co gối hạc khom khom cật/ Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng/ Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới/ Hai hàng chân ngọc duỗi song song”.
Những biểu tượng khác cũng liên quan đến chuyện buồng kín của vợ chồng như “dệt cửi”. Dệt cửi là sự đan kết những sợi dọc và sợi ngang thành một tấm, biểu hiện sự kết hợp âm dương: “Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau/ Con cò mấp máy suốt đêm thâu/... Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ/ Chờ đến ba thu mới dãi màu” (Dệt cửi).
gắn với thế giới tự nhiên (đá, nước, quả mít, con ốc nhồi...) và những biểu tượng gắn đời sống con người (đánh đu, dệt vải, tát nước...) đều được Hồ Xuân Hương sử dụng một cách cách tài tình, linh động và đầy ẩn ý. Nội dung ngầm đã giúp nhà thơ thể hiện thái độ phê phán, châm biếm của tác giả. Đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở cho vạn vật trên trái đất. Với sự sáng tạo những biểu tượng này, Hồ Xuân Hương đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bao thế hệ bạn đọc trong và ngoài nước.