7. Kết cấu luận văn
1.2.3. Tiêu chuẩn ISO 26000
ISO 26000 là tiêu chuẩn về hệ thống TNXH do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành năm 2008, bao gồm các hướng dẫn mà không có các yêu cầu đối với các tổ chức, có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, từ các nước phát triển và đang phát triển, đến các nền kinh tế chuyển đổi.
ISO 26000 được xây dựng từ ý tưởng cho rằng hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức không chỉ là việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt cho khách hàng mà còn phải đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Áp lực này xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng, các chính phủ, các hiệp hội và các bên liên quan.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000 của doanh nghiệp bao gồm 7 khía cạnh chính sau:
Bảng 1.1 Các nội dung chính của ISO 26000
1.Thực hành kinh doanh trung thực
Nội dung 1: Chống tham nhũng.
Nội dung 2: Tham gia một cách có trách nhiệm trong các vấn đề liên quan. Nội dung 3: Các điều kiện làm việc và bảo vệ về mặt xã hội.
Nội dung 4: Thúc đẩy trong chuỗi giá trị. Nội dung 5: Tôn trọng các quyền sở hữu.
2.Môi trường
Nội dung 1: Phòng ngừa ô nhiễm.
Nội dung 2: Sử dụng tài nguyên bền vững.
Nội dung 3: Các điều kiện làm việc và bảo vệ về mặt xã hội.
Nội dung 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường.
3.Lao động
Nội dung 1: Việc làm và phát triển quan hệ lao động. Nội dung 2: Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội.
Nội dung 3: Đối thoại xã hội.
Nội dung 4: Sức khỏe và an toàn nơi làm việc. Nội dung 5: Đào tạo và phát triển nhân viên.
4.Người tiêu dùng
Nội dung 1: Tiếp thị đúng mực, thông tin trung thực và không thiên vị và thực hành lập hợp đồng một cách công bằng.
Nội dung 3: Tiêu dùng bền vững.
Nội dung 4: Dịch vụ hổ trợ và giải quyết khiếu nại và tranh chấp. Nội dung 5: Bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân của khách hàng. Nội dung 6: Tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu
Nội dung 7: Giáo dục và nhận thức.
5.Hòa hợp và phát triển cộng đồng
Nội dung 1: Sự hòa hợp với cộng đồng Nội dung 2: Giáo dục và văn hóa.
Nội dung 3: Tạo công ăn việc làm và phát triển kĩ năng. Nội dung 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ.
Nội dung 5: Tạo ra phúc lợi và thu nhập cho cộng đồng. Nội dung 6: Sức khỏe.
Nội dung 7: Đầu tư mang tính xã hội.
6 và 7. Điều hành doanh nghiệp và quyền con người
Nội dung 1: Điều hành lãnh đạo doanh nghiệp.
Nội dung 2: Đánh giá tác động của doanh nghiệp tới vấn đề quyền con người với nỗ lực thích đáng.
Nội dung 3: Tình huống có rủi ro tới quyền con người. Nội dung 4: Tránh đồng lõa.
Nội dung 5: Giải quyết bất đồng.
Nội dung 6: Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương. Nội dung 7: Quyền dân sự và chính trị.
Nội dung 8: Quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa
Nội dung 9: Nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.
(Nguồn: ISO 26000)
Dựa trên các nội dung chính của ISO 26000, liên quan đến TNXH của DN đối với NLĐ bao gồm 5 nội dung: Việc làm và phát triển quan hệ lao động; Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội; Sức khỏe và an toàn nơi làm việc; Đào tạo và phát triển nhân viên.