Khái quát về lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại nhà khách tỉnh ủy bình định (Trang 49 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Khái quát về lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định

Theo số liệu thống kê do phòng Hành chính – Kế toán cung cấp, trong giai đoạn 2015-2019 lực lượng lao động của Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định không có dao động nhiều, xoay quanh ở mức 60 lao động. Năm 2015 tổng số lao động của Nhà khách là 58 người, năm 2016 tăng lên 62 người (tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,9%), năm 2017 giảm xuống 60 người (tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,2%) và mức lao động này được duy trì trong cả 2 năm 2018 và năm 2019 (xem biểu đồ 2.1).

(Đơn vị tính: Người)

Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

Về cơ cấu lao động theo bộ phận, số liệu bảng 2.3 cho thấy lực lượng lao động làm việc tại Nhà khách chủ yếu là nhân viên làm việc tại các bộ phận phục vụ khách hàng như Khách sạn, Nhà hàng 03, Nhà hàng 07 (chiếm đến 80% lực lượng lao động), trong khi đó bộ phận lãnh đạo, phòng Hành chính – Kế toán và bảo vệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 20% lực lượng lao động).

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định qua các năm (Đơn vị tính: Người) Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019 Lãnh đạo Nhà Khách 2 2 1 1 1 Phòng Hành chính – Kế toán 6 6 6 6 7 Khách sạn 5 5 4 4 5 Nhà hàng 03 27 30 29 29 24 Nhà hàng 07 14 15 16 16 19 Đội bảo vệ 4 4 4 4 4 Tổng cộng 58 62 60 60 60 (Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

Về phân loại lực lượng lao động theo biên chế và hợp đồng lao động, trong số lực lượng lao động tại Nhà khách thì biên chế chỉ được thực hiện cho giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng Hành chính – Kế toán. Theo đó, trong năm 2015 và 2016 biên chế của Nhà khách gồm có 3 người, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 trưởng phòng Hành chính – Kế toán. Từ năm 2017 cho đến nay, phó giám đốc lên đảm nhiệm vị trí giám đốc vì giám đốc cũ đã đến tuổi về hưu và chưa bổ nhiệm vị trí cho phó giám đốc mới nên biên chế của Nhà khách chỉ còn 2 biên chế (chiếm tỷ trọng 3,3%). Với mức tỷ trọng của biên chế dao động ở mức 3,3% nên số lao động hợp đồng lao động của Nhà khách chiếm đến 96,7% (xem bảng 2.4 và biểu đồ 2.2).

Bảng 2.4. Tình hình lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định

(Đơn vị tính: Người)

Chỉ tiêu

Năm Biên chế Hợp đồng Gián tiếp Trực tiếp Tổng số

2015 3 55 8 50 58 2016 3 59 8 54 62 2017 2 58 7 53 60 2018 2 58 7 53 60 2019 2 58 8 52 60 (Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

(Đơn vị tính: %)

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng biên chế và hợp đồng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

Phân loại lao động theo hình thức lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, số liệu bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 cho thấy, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động tại Nhà khách (dao động ở mức tỷ lệ 88%), trong khi đó lao động gián tiếp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều (dao động ở mức tỷ lệ 12%). Trong đó, lao động gián tiếp bao gồm giám đốc và nhân viên phòng Hành chính – Kế toán; lao động trực tiếp bao gồm người lao động làm việc tại bộ phận khách sạn, nhà khách 03, nhà khách 07 và đội bảo vệ.

(Đơn vị tính: %)

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng lao động gián tiếp và trực tiếp tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai đoạn 2015-2019

Phân loại theo giới tính, từ số liệu biểu đồ 2.4 thì lao động làm việc tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định chủ yếu là lao động nữ (chiếm khoảng 2/3 lực lượng lao động). Lao động nam chỉ chiếm khoảng 1/3 lực lượng lao động tại Nhà khách. Thực trạng này hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động của Nhà khách là phục vụ dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách.

(Đơn vị tính: Người)

Biểu đồ 2.4. Lao động theo giới tính tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

Xét theo độ tuổi lao động, từ số liệu bảng 2.5 thì lao động làm việc tại Nhà khách chủ yếu là lao động trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Qua các năm trong giai đoạn 2015-2019, lực lượng lao động trong các độ tuổi không có biến động nhiều, cụ thể độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm khoảng 1/2 lực lượng lao động; độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 1/3 lực lượng lao động; độ tuổi trên 50 tuổi chiếm khoảng 1/6 lực lượng lao động. Với tỷ trọng phân bổ ở từng độ tuổi lao động của Nhà khách cho thấy việc phân bổ chưa phù hợp, bởi lẽ với đặc thù hoạt động của Nhà khách là phục vụ dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách nên cần có lực lượng lao trẻ nhiều hơn. Lao động trẻ với đặc tính năng động, dẻo dai, hình thức đẹp sẽ đem lại hiệu suất làm việc tốt hơn cũng như nhanh nhạy hiểu được nhu cầu khách hàng và đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất và tốt nhất. Nếu so sánh với các nhà khách cũng như các cơ

sở lưu trú và dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn thành phố Quy Nhơn hiện nay thì đây chính là nhược điểm khá lớn về lực lượng lao động của Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định cần phải khắc phục.

Bảng 2.5. Tình hình lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định

(Đơn vị tính: Người) Chỉ tiêu Năm Độ tuổi Tổng cộng Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

2015 19 33 29 50 10 17 58 2016 21 34 31 50 10 16 62 2017 20 33 31 52 9 15 60 2018 20 33 30 50 10 17 60 2019 20 33 30 50 10 17 60 (Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán )

Phân loại lao động theo trình độ, số liệu bảng 2.5 cho thấy lực lượng lao động chủ yếu của Nhà khách thuộc loại chưa qua đào tạo. Mặc dù Nhà khách đã có sự quan tâm trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động, nên tỷ lệ loại lao động này đã có sự cải thiện từ mức 83% năm 2015 xuống còn 75% năm 2019, nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá cao so với các loại hình lao động còn lại, chiếm 3/4 lực lượng lao động của Nhà khách. Việc lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá cao sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc và hiệu quả kinh doanh của Nhà khách không tương xứng với tiềm năng về vị trí, cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm định hướng của Tỉnh Ủy. Do đó, trong thời gian sắp tới Nhà khách cần chú trọng hơn nữa vào hạn chế này để có chính sách đào tạo phù hợp hơn nhằm nâng trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại nhà khách tỉnh ủy bình định (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)