Hành động và mong đợi liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại nhà khách tỉnh ủy bình định (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1.2. Hành động và mong đợi liên quan

Hành động và mong đợi liên quan mà tổ chức cần thực hiện là:

- Đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện bởi nam giới và phụ nữ - những người được thừa nhận hợp pháp là người làm công hoặc được thừa nhận về mặt pháp lý là tự làm chủ;

- Không lảng tránh nghĩa vụ mà luật pháp đặt ra cho người sử dụng lao động bằng các mối quan hệ trá hình có thể được thừa nhận như một mối quan hệ công việc theo luật pháp;

- Thừa nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc làm cho cá nhân người lao động cũng như toàn xã hội: lập kế hoạch sử dụng lực lượng lao động hiệu quả nhằm tránh sử dụng lao động làm việc không thường xuyên hoặc sử dụng quá nhiều lao động tạm thời, trừ trường hợp tính chất công việc thực sự là ngắn hạn hoặc thời vụ;

- Đưa ra thông báo hợp lý, thông tin kịp thời và cùng với đại diện người lao động, nếu có, xem xét cách thức giảm thiểu các tác động bất lợi ở mức độ

nhiều nhất có thể khi xem xét những thay đổi trong hoạt động của mình, như việc đóng cửa làm ảnh hưởng đến việc làm;

- Đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động, không phân biệt đối xử trực tiếp hay gián tiếp trong bất kỳ thực hành lao động nào;

- Loại trừ các thực tiễn buộc thôi việc tùy tiện hoặc phân biệt đối xử; - Bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự riêng tư của người lao động;

- Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo công việc chỉ được ký hợp đồng hoặc hợp đồng phụ với các tổ chức được thừa nhận về mặt pháp lý hoặc có khả năng và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm của người sử dụng lao động và cung cấp các điều kiện làm việc tốt. Tổ chức chỉ nên sử dụng những trung gian lao động được luật pháp thừa nhận và khi các thỏa thuận khác về việc thực hiện công việc mang lại quyền hợp pháp cho những người thực hiện công việc đó. Những người làm việc tại nhà không nên bị đối xử tồi tệ hơn những người lao động được trả công khác;

- Không thu lợi từ các thực hành lao động không công bằng, bóc lột hoặc lạm dụng của các đối tác, nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ của tổ chức, bao gồm cả người lao động làm việc tại nhà. Tổ chức cần có nỗ lực hợp lý nhằm khuyến khích các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình tuân thủ các thực hành lao động có trách nhiệm, thừa nhận rằng mức độ ảnh hưởng cao có nhiều khả năng ứng với mức độ trách nhiệm cao trong việc sử dụng ảnh hưởng đó. Tùy thuộc vào tình huống và ảnh hưởng, nỗ lực hợp lý cần bao gồm: thiết lập các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với nhà cung cấp và nhà thầu phụ; thực hiện việc thanh tra và kiểm tra không báo trước; và thực hiện nỗ lực thích đáng trong việc giám sát nhà thầu và các bên trung gian. Trường hợp nhà cung cấp và nhà thầu phụ cần tuân thủ quy phạm thực hành lao động, thì quy phạm đó cần phù hợp với Tuyên bố chung về quyền con người và các nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn lao động liên quan của ILO;

- Khi hoạt động ở cấp quốc tế, cố gắng tăng cường việc làm, phát triển nghề nghiệp, xúc tiến và thúc đẩy công dân của nước chủ nhà. Điều này bao

gồm cả việc tìm nguồn cung ứng và phân phối thông qua các doanh nghiệp địa phương khi có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại nhà khách tỉnh ủy bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)