7. Kết cấu luận văn
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử
dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định
Mặc dù Nhà khách đã được những thành tựu nhất định trong công tác thực hiện TNXH đối với NLĐ, đã làm cho NLĐ có sự an tâm và mong muốn được gắn bó làm việc lâu tại Nhà khách, nhưng vẫn còn một số hạn chế còn tồn đọng trong công tác này mà Nhà khách cần hoàn thiện nhằm đem lại kết
quả mong muốn trong việc thực hiện TNXH của Nhà khách đối với NLĐ cũng như thực hiện TNXH nói chung. Cụ thể các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện như sau:
-Đối với hạn chế về việc phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc:
Ban giám đốc Nhà khách cùng với cấp ủy chi bộ cần đưa ra kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể trong năm và kế hoạch 5 năm tới. Việc lên kế hoạch chi tiết trong ngắn hạn và cả trong dài hạn, thay vì chỉ trong ngắn hạn như hiện nay, sẽ giúp ích cho việc chủ động điều phối và quản lý nhân sự của Ban giám đốc và còn giúp ích cho NLĐ có sự chủ động trong việc sắp xếp thời gian, kinh phí và tinh thần để tham gia các khóa đào tạo đạt hiệu quả cao hơn. Việc lên kế hoạch đào tạo trong ngắn và dài hạn và tư vấn cho Ban giám đốc Nhà khách cùng với cấp ủy chi bộ thông qua sẽ do phòng Hành chính – Kế toán thực hiện.
Kế hoạch đào tạo trong ngắn và dài hạn khi xây dựng cần được căn cứ vào yêu cầu ở từng vị trí làm việc, được xác định dựa vào kế hoạch kinh doanh cũng như kết quả phân tích thị trường, kết hợp với nhu cầu được tham gia đào tạo của từng người lao động. Điều này có nghĩa là việc đào tạo phải dựa trên nhu cầu thực tế của công việc chứ không nên tổ chức để có, tránh lãng phí nguồn lực cho Nhà khách. Nhà khách cần tập trung vào đào tạo nghiệp vụ chuyên môn của từng bộ phận, kỹ năng xử lý tình huống và khả năng giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù ngành nghề hoạt động của Nhà khách. Ngoài ra, Nhà khách cũng nên tổ chức các khóa đào tạo vào những thời gian phù hợp với đặc thù kinh doanh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động có thể tham gia. Thời gian thuận lợi nhất được xác định là tháng 2 và tháng 9. Tháng 2 là tháng sau tết và tháng 9 là tháng sau dịp nghỉ hè của người dân nên ở 2 tháng này nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của người dân giảm mạnh, do đó tầng suất phục vụ khách sẽ giảm và người lao động sẽ dễ dàng có thể tham gia các khóa đào tạo và hiệu suất học tập cũng sẽ cao nhất.
Sau những khóa đào tạo, Ban giám đốc sẽ có những quyết định khen thưởng và nâng lương trước hạn đối với những cán bộ, công nhân viên làm tốt, được khách hàng khen, nhằm động viên việc ứng dụng các nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mà NLĐ được trang bị trong các khóa đào tạo.
-Đối với hạn chế về nguồn tuyển dụng nhân sự:
Ban giám đốc Nhà khách cần đa dạng các nguồn tuyển dụng thay vì chỉ dựa trên sự giới thiệu của nhân viên hiện đang làm việc tại Nhà khách. Cụ thể, Ban giám đốc cần chủ động liên hệ, phối hợp với các tổ chức đào tạo về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bình Định như Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Bình Định, Trung tâm hướng nghiệp Việt Á Bình Định,… Quá trình liên hệ nên thường xuyên và tập trung vào những sinh viên có thành tích tốt trong học tập và hoạt động phong trào. Đặc biệt, Nhà khách nên ký kết hợp tác với các tổ chức đào tạo trong việc nhận sinh viên có thành tích tốt trong học tập và hoạt động phong trào tham gia thực tập tại Nhà khách, trong quá trình sinh viên thực tập Nhà khách có thể thực hiện việc huấn luyện, đào tạo thực tế cho sinh viên từ đó cấp các chứng nhận đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp và thực hiện việc tuyển dụng ngay chính những sinh viên đạt yêu cầu. Việc làm này giúp cho Nhà khách một phần có thể thực hiện TNXH đối với cộng đồng, phần khác còn giúp cho Nhà khách đa dạng các nguồn tuyển dụng, giảm chi phí và thời gian đào tạo nhân viên mới.
Bên cạnh nguồn tuyển dụng từ các tổ chức đào tạo, Nhà khách có thể làm việc với trung tâm giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận để tuyển dụng cũng như mở rộng phổ biến thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh cũng như thông qua các mạng xã hội như Facebook, zalo…
Việc đa dạng hóa các nguồn tuyển dụng rất quan trọng vì nó giúp Nhà khách có nhiều sự lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoại hình đẹp, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khi có nhiều nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ đang ngày càng xuất hiện nhiều trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Ngoài ra,
việc làm này cũng giúp ích rất nhiều cho định hướng mở rộng quy mô hoạt động nhà hàng, khách sạn của Nhà khách trong thời gian tới.
-Đối với hạn chế về đóng góp sáng ý công việc của NLĐ:
Lãnh đạo Nhà khách cần có những quyết định tuyên dương, khen thưởng đột xuất những cá nhân, tập thể có những sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của nhà khách. Việc làm này cần tổ chức thực hiện hàng tháng. Đồng thời những sáng kiến này cũng là căn cứ để xếp loại kết quả khen thưởng cuối năm. Việc làm này rất quan trọng vì nó mang tính khích lệ cho cá nhân người lao động luôn tìm kiếm và thực hiện những sáng kiến mới trong công việc. Một khi NLĐ có sự đóng góp lớn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức thì cần có sự ghi nhận thích đáng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để NLĐ có động lực phấn đấu. Ảnh hưởng này còn mang tính chất lan tỏa đến những NLĐ khác trong tổ chức và họ sẽ có động lực để bắt chước làm theo.
Ngoài ra, khi việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng lao được sự quan tâm nhiều hơn từ phía lãnh đạo Nhà khách thì sẽ nâng cao được năng lực làm việc cũng như đưa ra các sáng kiến trong công việc của cán bộ, công nhân viên Nhà khách.
-Đối với hạn chế về việc sử dụng đồ uống có cồn trong giờ ăn trưa:
Lãnh đạo Nhà khách cần có hình phạt nghiêm khắc trong các trường hợp thực hiện không đúng quy định của Nhà khách, thậm chí có thể thực hiện việc sa thải nhằm làm gương. Bên cạnh đó, triển khai trang bị các thiết bị giám sát như camera để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Lãnh đạo Nhà khách cần yêu cầu bộ phận các nhà hàng tăng cường phục vụ cơm văn phòng, công đoàn vào buổi trưa để thu hút khách hàng khách hàng dùng cơm trưa, rất ít sử dụng bia mà đa phần là uống nước suối. Hạn chế nhận các đơn hàng tổ chức tiệc liên hoan có sử dụng bia.
Hàng tháng, Lãnh đạo Nhà khách cần triển khai kiểm tra công cụ dụng cụ để kịp thời phát hiện công cụ dụng cụ lao động nào đã hết hạn để thay thế. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực Nhà hàng khách sạn, có rất nhiều công cụ dụng cụ sử dụng trong việc chế biến và nhiều công cụ với kích thướt nhỏ bé nên rất khó nhớ thời hạn sử dụng thì việc đưa qua quy định kiểm tra định kỳ hàng tháng sẽ giúp cho Nhà khách sàn lọc và loại bỏ những công cụ dụng cụ hết hạn sử dụng thay vì kiểm tra vào định kỳ vào cuối năm tài chính mà Nhà khách đã thực hiện trong thời gian qua.
-Đối với hạn chế thiếu lực lượng lao động trẻ:
Ban lãnh đạo Nhà khách thực hiện việc quy hoạch nhân sự trong dài hạn, trước mắt là giai đoạn 2020-2025. Trong đó, bổ sung thêm lực lượng lao động trẻ vào một số vị trí quan trọng của Nhà khách như lễ tân khách sạn, lễ tân nhà hàng. Tính đến năm 2021, Nhà khách sẽ có 10 cán bộ, công nhân viên đến tuổi về hưu. Đây là cơ hội tốt cho Nhà khách thực hiện chiến lược trẻ hóa đội ngũ lao động.
Ngoài ra, tâm lý làm việc trong đơn vị thuộc nhà nước cũng làm cho rất nhiều cán bộ, nhân viên khi được làm việc tại Nhà khách có tâm lý ỷ lại, không có sự phấn đấu trong học tập nâng cao trình độ và thực hiện nhiệm vụ giao phó vì cứ nghĩ sẽ làm việc đến lúc về hưu thôi. Bên cạnh đó, thái độ của đội ngũ lãnh đạo Nhà khách vẫn còn nhúng nhường khi thực hiện việc sa thải những lao động vi phạm, không đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp và chỉ để người lao động khi đến tuổi về hưu mới nghĩ việc cũng càng làm tăng tâm lý ỷ lại của NLĐ. Chính vì vậy, Ban giám đốc và đội ngũ lao động Nhà khách cần loại bỏ hoàn toàn tâm lý này vì mặc dù thuộc sự quản lý của Văn phòng Tỉnh ủy nhưng nhiệm vụ hàng đầu của Nhà khách là tự cân đối thu – chi, tự chịu trách nhiệm từ kết quả kinh doanh của mình. Do đó, việc xây dựng đội ngũ nhân sự của Nhà khách cần dựa trên đặc thù hoạt động của mình, nhất là trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì cần phải có đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình, có chuyên môn cao và hơn thế nữa là các yêu cầu về ngoại hình. Đây
chính là các tiêu chí cũng như nguyên tắc tuyển dụng nhân sự mà Nhà khách nên chú trọng nhằm trẻ hóa đội ngũ lao động trong thời gian tới.
Cuối cùng, thực hiện TNXH đối với NLĐ là hết sức cần thiết, nó không chỉ đem lại những hiệu quả trong công tác quản trị nhân sự của Nhà khách mà còn mang lại hiệu quả trong công tác kinh doanh thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Để làm tốt điều này, Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định cần quan tâm và nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện các hệ thống quản lý về TNXH theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013. Đồng thời, Nhà khách cần tiến hành nhiều hoạt động truyền thông nội bộ và bên ngoài về hoạt động TNXH. Đối với việc thực hiện các nội dung về TNXH đối với NLĐ, Nhà khách cần có kế hoạch truyền thông mạnh mẽ tới NLĐ nhằm tăng cường sự gắn kết của NLĐ, khích lệ sự đóng góp của NLĐ, tăng mức độ tin tưởng, hài lòng của NLĐ nhằm đạt được sự cam kết cao nhất của NLĐ đối với Nhà khách.
2.3. Tóm tắt chương 3
Trong chương này, căn cứ trên thực trạng và định hướng phát triển của Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Nhà khách trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội đã và đang trở thành yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của tất cả doanh nghiệp, dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào. Là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội đối với người lao động giữ một vai trò hết sức quan trọng vì người lao động đại diện cho hình ảnh của công ty đối với cộng đồng. Việc tuân thủ tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động giúp cho cuộc sống người lao động có cuộc sống ổn định từ đó nói lên sự vững mạnh của công ty. Đồng thời, người lao động cũng đóng vai trò như nhân tố giúp gia tăng sự cam kết của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định cho thấy hoạt động này được người lao động đánh giá cao và giữ một ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị cũng như gia tăng mức độ tin tưởng, hài lòng của NLĐ, từ đó tạo ra sự gắn kết lâu dài với NLĐ. Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định trong thời gian tới nhằm, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh của Nhà khách trong tương lai.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, việc đánh giá trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định chỉ dựa trên dữ liệu sơ cấp, thông qua kết quả kháo sát lấy ý kiến đánh giá của NLĐ, nên việc đánh giá chưa mang tính toàn diện. Trong thời gian tới, từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách của Ban lãnh đạo hy vọng sẽ có thêm số liệu thứ cấp về vấn đề này. Sự kết hợp giữa dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp sẽ cho phép việc đánh giá trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định mang tính toàn diện hơn.
Thứ hai, số lượng trong mẫu khảo sát còn hạn chế, mặc dù tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ 41 người/60 người lao động hiện nay tại Nhà khách, đạt tỷ lệ 68,33% (quá 2/3) nhưng như vậy vẫn còn 19 lao động chưa được lấy ý kiến đánh giá, do đó, kết quả đánh giá vẫn chưa mang tính toàn diện. Vì vậy, trong tương lai khi thực hiện việc đánh giá trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định bên cạnh kết hợp thêm dữ liệu thứ cấp thì dữ liệu sơ cấp tác giả sẽ thực hiện khảo sát lấy ý kiến trên tổng thể người lao động.
Mặc dù luận văn đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng do giới hạn về nguồn tài liệu tham khảo và năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân, nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức trình bày, cấu trúc, nguồn thông tin, dữ liệu. Với tinh thần luôn học hỏi và lắng nghe, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] Bộ luật Lao động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
[2] Bùi Thị Thu Hương, (2018), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
[3] Dương Công Doanh và Nguyễn Ngọc Huyền (2015), “Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 217 (3), 24-32.
[4] Đinh Thị Cúc (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
[5] Đinh Thị Hương (2019), Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp may việt nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại.
[6] Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ (2015), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng”, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8), 37-53.
[7] Hoàng Thị Thanh Hương (2015), Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa Việt Nam: nghiên cứu tình huống ngành may, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
[8] Lê Thanh Hà (2009a), “Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường cho người lao động ở