7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Nhận thức của lãnh đạo về trách nhiệm xã hội đối với người lao động
người lao động
Từ cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước cho thấy, yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN có sự khác biệt ở từng đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tựu chung lại có 5 yếu tố được xác định có ảnh hưởng trong hầu hết các nghiên cứu là: Pháp luật liên quan đến thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động; Nhận thức của lãnh đạo về TNXH với NLĐ; Văn hóa tổ chức; Tổ chức đoàn thể; Nguồn lực tài chính của tổ chức.
1.4.1. Pháp luật liên quan đến thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động lao động
Theo Remisova và Buciova (2012), thực hiện TNXH đối với NLĐ cần phải tuân thủ các nội dung của pháp luật nước sở tại và các công ước về lao động [34]. Theo đó, hệ thống pháp luật và các công ước về lao động có tác động đến TNXH đối với NLĐ. Khi nghiên cứu TNXH đối với NLĐ của các DN tại Trung Quốc, Chen (2009) cho rằng việc thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp lý, trình độ phát triển của quốc gia và mức độ cưỡng chế của các cơ quan Chính phủ [29]. Tại Việt Nam, ảnh hưởng của pháp luật liên quan đến thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN được tìm thấy trong các nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Điệp (2014) [18]; Vương Thị Thanh Trì và Lê Huyền Trang (2017) [24]; Trần Thu Hà (2019) [23].
1.4.2. Nhận thức của lãnh đạo về trách nhiệm xã hội đối với người lao động động
Theo Labelle và Saint-Pierre (2010) lãnh đạo là nhân tố quyết định đến thực hiện TNXH đối nhất với NLĐ của DN bởi lẽ trong DN thì quyền hạn và nhiệm vụ của lãnh đạo là lớn nhất. Người lãnh đạo là người dẫn dắt tổ chức, là người truyền cảm hứng cho tổ chức. Quan điểm của người lãnh đạo hay nhà quản trị DN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách của DN đối với
các bên liên quan, do đó, TNXH đối với NLĐ cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng đó [31]. Trong khi đó, Letangule (2013) lại cho rằng tuổi của lãnh đạo DN đóng vai trò quan trọng trong hệ giá trị của lãnh đạo DN. Theo Letangule, lãnh đạo trẻ thường có mức độ thực hiện TNXH đối với NLĐ cao hơn lãnh đạo già [32]. Như vậy, tầm nhìn của lãnh đạo về tương lai của DN, nhận thức và hiểu biết của lãnh đạo về các nguồn lực nội tại tác động đến cam kết TNXH đối với NLĐ của DN. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hương (2015) đã chỉ ra yếu tố lãnh đạo DN có tác động thuận chiều đến TNXH của DN nhỏ và vừa ngành may mặc [7]. Ngoài ra, Nguyễn Hồng Hà (2016) gợi ý rằng các nhà lãnh đạo nên coi TNXH của DN như một khoản đầu tư thay vì khoản chi “từ thiện”, vì nó mang lại nhiều giá trị lâu dài đối với DN, đó là niềm tin, sự hài lòng và mối quan hệ với khách hàng mới [11].
1.4.3. Văn hóa tổ chức
Hiện nay, giá trị của tổ chức bị quyết định bởi các yếu tố như tầm nhìn và xứ mệnh của tổ chức, hiệu quả kinh doanh, văn hóa tổ chức,… Trong đó, văn hoá tổ chức ngày càng trở nên cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức. Văn hóa tổ chức tập trung vào con người, hợp tác, làm việc theo nhóm. Các thành viên thường sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Do đó, văn hóa tổ chức có tác động vào mọi khía cạnh của NLĐ, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Điều này là do ảnh hưởng của văn hóa DN đối với việc thực hiện TNXH, đặc biệt là TNXH đối với NLĐ. Trên cơ sở tổng quan, các nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Điệp (2014) [18], Trần Thu Hà (2019) [23] và Đinh Thị Hương (2019) [5] đã cho thấy văn hóa tổ chức là yếu tố các tác động đáng kể để việc thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN ở một số ngành tại Việt Nam.