7. Kết cấu luận văn
2.3.1. Thang đo đánh giá TNXH trong sử dụng lao động
Thang đo đánh giá TNXH trong sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định hoàn toàn được kế thừa dựa vào thang đo đánh giá TNXH trong sử dụng lao động trong nghiên cứu của Phạm Viết Thắng (2018).
2.3.2. Đối tượng khảo sát
Theo kết quả thống kê của Phòng Hành chính – Kế toán vào cuối năm 2019 lực lượng lao động của Nhà khách là 60 người. Tác giả đã phát phiếu thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá về TNXH trong việc sử dụng lao động
tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định trong thời gian qua đến tất cả đối tượng hiện đang làm việc tại Nhà Khách trong thời gian từ ngày 01/12/2020 đến ngày 31/12/2020. Trong số 60 người được phát phiếu, tác giả nhận được phản hồi của 41 người, đạt tỷ lệ 68,33% (quá 2/3) nên mẫu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể, hay nói cách khác nhận xét đánh giá từ 41 phiếu khảo sát tác giả thu được có thể đại diện cho nhận xét đánh giá của toàn bộ nhân viên đối với trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định.
Từ bảng 2.7, về giới tính, trong số 41 người được khảo sát có 28 nữ (chiếm tỷ trọng 68,29%) và 13 nam (chiếm tỷ trọng 31,71%). So sánh với cơ cấu về giới tính của toàn bộ lực lượng lao động của Nhà khách (lao động nữ giới chiếm tỷ lệ 2/3 và lao động nam giới chiếm tỷ lệ 1/3) thì tỷ lệ này của mẫu khảo sát tương đối đảm bảo so với tổng thể nên có tính đại diện cao.
Về độ tuổi, có 8 người ở độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm tỷ trọng 19,51%); 13 người ở độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi (chiếm tỷ trọng 31,71%); 17 người ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi (chiếm tỷ trọng 41,46%); 3 người ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên (chiếm tỷ trọng 7,32%). So sánh với cơ cấu về độ tuổi của toàn bộ lực lượng lao động của Nhà khách (xem bảng 2.5) thì tỷ lệ này của mẫu khảo sát tương đối đảm bảo so với tổng thể.
Về vị trí công tác, trong số 41 người được khảo sát có 6 người làm ở vị trí lãnh đạo quản lý, bao gồm lãnh đạo Nhà khách và trưởng, phó các bộ phận của Nhà khách (chiếm tỷ trọng 14,63%); 4 người là nhân viên phòng Hành chính – Kế toán (chiếm tỷ trọng 9,76%); 29 người là nhân viên phục vụ tại Khách sạn, Nhà hàng 03 và Nhà hàng 07 của Nhà khách (chiếm tỷ trọng 70,73%); 02 người là nhân viên bảo vệ (chiếm tỷ trọng 4,88%). Nhìn chung, mẫu khảo sát có tính đại diện cao vì đảm bảo các vị trí công việc hiện có của Nhà khách.
Về thâm niên làm việc, trong số 41 người trả lời phiếu khảo sát có 5 người có thâm niên dưới 1 năm (chiếm tỷ trọng 12,20%); 3 người có thâm niên từ 1 đến dưới 2 năm (chiếm tỷ trọng 7,32%); 9 người có thâm niên từ 2 đến dưới 5 năm (chiếm tỷ trọng 21,95%); 3 người có thâm niên từ 5 đến dưới 10 năm
(chiếm tỷ trọng 7,32%); 9 người có thâm niên từ 10 đến dưới 15 năm (chiếm tỷ trọng 21,95%); 12 người có thâm niên từ 15 năm trở lên (chiếm tỷ trọng 29,27%). Nhìn chung, nhóm đối tượng phản hồi ý kiến đánh giá tập trung vào những người đã có thâm niên làm việc từ 2 năm trở lên nên có tính gắn bó lâu dài đối với Nhà khách, cũng vì vậy, ý kiến đánh giá của họ đối với trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định sẽ có tính xác thực hơn.
Về trình độ, trong số 41 người trả lời phiếu khảo sát có 21 người có trình độ tốt nghiệp PTTH (chiếm tỷ trọng 51,22%); 6 người có trình độ trung cấp (chiếm tỷ trọng 14,63%); 4 người có trình độ cao đẳng (chiếm tỷ trọng 9,76%); 8 người có trình độ đại học (chiếm tỷ trọng 19,51%); 2 người có trình độ sau đại học (chiếm tỷ trọng 4,88%). So sánh với cơ cấu về trình độ của lực lượng lao động của Nhà khách vào thời điểm cuối năm 2019 (xem bảng 2.5) thì đối tượng của mẫu khảo sát có sự gia tăng về trình độ lao động hơn. Điều này là do trong năm 2020 đã có nhiều lao động tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên, đặc biệt có 2 lao động tốt nghiệp trình độ thạc sỹ trong năm này.
Về mức thu nhập hàng tháng, kết quả khảo sát cho thấy trong số 41 người thì có 12 người có thu nhập từ 3 đến 5 triệu (chiếm tỷ trọng 29,27%), 25 người có thu nhập từ 5 đến dưới 7,5 triệu (chiếm tỷ trọng 90,98%), 3 người có thu nhập từ 7,5 đến dưới 10 triệu (chiếm tỷ trọng 7,32%), 1 người có thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu (chiếm tỷ trọng 2,44%), không có người lao động nào tại Nhà khách có thu nhập hàng tháng dưới 3 triệu. Qua số liệu thống kê này cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại Nhà khách dao động từ 5 đến 7,5 triệu và mức thu nhập này được xác định tương đối phù hợp với điều kiện sống tại thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.7. Thống kê đối tượng khảo sát theo từng tiêu chí
STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
I. Về giới tính 1 Nam 13 68,29 2 Nữ 28 31,71 II. Về độ tuổi 1 Dưới 20 0 0,00 2 Từ 20 đến 29 tuổi 8 19,51 3 Từ 30 đến 39 tuổi 13 31,71 4 Từ 40 đến 55 tuổi 17 41,46 5 Trên 55 tuổi 3 7,32 III. Về vị trí công tác 1 Lãnh đạo quản lý 6 14,63 2 Nhân viên hành chính 4 9,76 3 Nhân viên phục vụ 29 70,73
4 Nhân viên bảo vệ 2 4,88
IV. Về thâm niên làm việc
1 Dưới 1 năm 5 12,20 2 Từ 1 đến dưới 2 năm 3 7,32 3 Từ 2 đến dưới 5 năm 9 21,95 4 Từ 5 đến dưới 10 năm 3 7,32 5 Từ 10 đến dưới 15 năm 9 21,95 6 Từ 15 năm trở lên 12 29,27 V. Về trình độ 1 THPH 21 51,22 2 Trung cấp 6 14,63 3 Cao đẳng 4 9,76 4 Đại học 8 19,51 5 Sau đại học 2 4,88 VI. Về thu nhập 1 Dưới 3 triệu 0 0,00 2 Từ 3 đến dưới 5 triệu 12 29,27 3 Từ 5 đến dưới 7,5 triệu 25 60,98 4 Từ 7,5 đến dưới 10 triệu 3 7,32 5 Từ 10 đến dưới 15 triệu 1 2,44 6 Từ 15 triệu trở lên 0 0,00