ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA BÌNH TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA BÌNH

Với những sự thay đổi trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước, sự chuyển dịch của cơ chế tài chính sang tự chủ, yêu cầu minh bạch thông tin làm cho chế độ kế toán HCSN thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC kèm theo Thông tư 185/2010/TT-BTC không còn phù hợp nữa. Vì thế, Bộ Tài chính trên cơ sở tiếp cận tinh thần của Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) đã soạn thảo và ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN, thay thế chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC. Sự ra đời của Thông tư 107/2017/TT-BTC đã tạo ra một cuộc cách mạng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu sự khác biệt giữa chế độ kế toán trong khu vực công ở Việt Nam và kế toán khu vực công của các quốc gia trên thế giới đang vận dụng IPSAS. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có chuẩn mực kế toán công. Mỗi đơn vị công căn cứ vào đặc điểm của đơn vị mình, quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, cơ chế tài chính để ban hành các chế độ kế toán áp dụng riêng cho đơn vị mình, chẳng hạn: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị hành chính, sự nghiệp; Thông tư 102/2018/TT hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam; Thông tư 146/2011/TT-BTC thay thế Quyết định 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 quy định chế độ kế toán ngân sách và tài

chính xã; Thông tư 108/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán dự trữ quốc gia và các chế độ kế toán khác. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật NSNN.

Bên cạnh đó, Thông tư 107/2017/TT-BTC nói chung và Thông tư 108/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho lĩnh vực dự trữ nói riêng đã dựa trên cơ sở dồn tích để ghi nhận các khoản thu, các khoản chi, xác định thặng dư hay thâm hụt của từng hoạt động phục vụ cho quá trình lập các báo cáo tài chính theo tinh thần của Chuẩn mực kế toán công quốc tế như: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo tài chính này dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình lập báo cáo tài chính nhà nước. Tuy nhiên, quá trình áp dụng chế độ kế toán mới có thể sẽ gặp một số khó khăn nhất định vì nhiều lý do khác nhau, chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như: hoạt động thanh tra, giám sát, nội dung chế độ kế toán mới, nhận thức của nhà quản lý, môi trường pháp lý và năng lực nhân viên kế toán (Tran Thi Cam Thanh and Tran Thi Yen, 2018). Trong quá trình áp dụng, các đơn vị cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng; đồng thời lưu ý rằng

báo cáo quyết toán tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật ngân sách, còn báo cáo tài chính thì tuân thủ phần lớn quy định của Luật kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)