Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Đặc điểm hoạt động

Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nước tổ chức tích lũy một bộ phận của cải vật chất xã hội vào quỹ dự phòng chiến lược để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước.

Chính từ ý nghĩa vai trò to lớn của dự trữ quốc gia “Tích cốc phòng cơ” mà ngay khi lập nước, ông cha ta đã chú trọng đến việc dự trữ lương thực để phòng ngừa thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Kế tục truyền thống đó, Đảng, Bác Hồ và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức lực lượng dự trữ. Tháng 9 năm 1955, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa họp ra Nghị quyết có tính cấp bách và mang ý nghĩa lịch sử đối với hệ thống Dự trữ quốc gia là: “Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình là cơ quan trực thuộc Tổng cục Dự Nhà nước thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ quốc gia tại địa bàn của 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật bao gồm:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch dự trữ nhà nước

trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và dự toán ngân sách hằng năm của đơn vị. Kiểm tra giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch dự trữ theo đặt hàng của nhà nước và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Thanh tra việc chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức cá nhân sử dụng dự trữ nhà nước trên địa bàn, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng Cục Dự trữ Nhà nước xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao theo quy định của pháp luật. Thực hiện xuất hàng dự trữ để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc các mục đích khác, đảm bảo kịp thời đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả, kiểm tra việc sử dụng hàng dự trữ nhà nước sau khi xuất, cấp cứu trợ, cứu hộ. Thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; quản lý chất lượng hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy nổ, bão, lụt đảm bảo an toàn hàng dự trữ theo quy định. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp

quản lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ nhà nước, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước trong quá trình tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền ….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)