Nhận diện nhu cầu thông tin kế toán phục vụ quản trị nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 57 - 58)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.4 Nhận diện nhu cầu thông tin kế toán phục vụ quản trị nội bộ

Qua thời gian công tác và tìm hiểu hoạt động của Cục dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, có thể nhận diện một số nhu cầu thông tin phục vụ quản trị nội bộ như sau:

2.1.4.1. Thông tin phục vụ lập dự toán

Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ nhập xuất hàng DTQG, xuất cứu trợ viện trợ, nhiệm vụ hoạt động thường xuyên và Quyết định giao dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, kế toán cung cấp những thông tin về khả năng thực hiện dự toán trong năm, nhu cầu dự toán đối với từng nội dung, số đã thực hiện đến thời điểm báo cáo cho nhà quản lý. Bên cạnh đó, kế toán cũng cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu dự toán của các đơn vị trực thuộc như: dự toán được sử dụng trong năm, dự toán giao trong năm, số dự toán thừa thiếu. Từ đó nhà quản lý xác định được nhu cầu dự toán của từng đơn vị trực thuộc, nhu cầu dự toán giữa các nội dung chi và đề nghị cấp trên điều chỉnh kịp thời.

2.1.4.2. Thông tin phục vụ kiểm soát chi kinh phí

Nhà quản lý cần thông tin về chi các hoạt động thường xuyên, chi tiền lương, chi nghiệp vụ DTQG của năm trước để làm căn cứ kiểm soát như cầu dự toán của các đơn vị trực thuộc Cục phân bổ cho năm tiếp theo. Ngoài ra, kế toán cung cấp thông tin về chi phí còn nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán tại đơn vị có hiệu quả, đúng định mức quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng

cục Dự trữ Nhà nước hay không, từ có có biện pháp kiểm soát hoạt động.

2.1.4.3. Thông tin phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí theo nguồn

Nhu cầu thông tin từ nguồn kinh phí từ những năm liền kề và năm hiện tại nhằm phục vụ công tác lập dự toán hằng năm, thường là một năm có 2 đợt điều chỉnh dự toán vào tháng 5 và tháng 9. Nhu cầu thông tin về nguồn kinh phí nhằm giúp nhà quản lý ước tính được nhu cầu dự toán cần thực hiện trong năm.

Nhu cầu thông tin về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến từng hoạt động hằng năm mà kế toán cung cấp cho nhà quản lý, ví dụ cụ thể như nhu cầu về kinh phí bảo quản phục vụ cho phòng Kỹ thuật bảo quản, kinh phí nhập xuất phục vụ cho hoạt động nhập xuất, kinh phí thường xuyên phục vụ công tác quản lý hành chính của đơn vị. Từ đó, nhà quản lý có thể kiểm soát được mức chi phí phát sinh của của từng bộ phận và có số liệu căn cứ lập dự toán và phân bổ dự toán cho từng bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)