Giải pháp hoàn thiện về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 113 - 117)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

3.2.5.1. Giải pháp thực hiện hệ thống Báo cáo tài chính

Cần lưu ý rằng, theo Thông tư 108/2018/TT-BTC, các đơn vị thuộc hệ thống dự trữ nhà nước phải lập các báo cáo tài chính cho số liệu hoạt động tài chính nội ngành của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC, cụ thể:

Bảng 3.9: Danh mục báo cáo tài chính các đơn vị dự trữ nhà nước

STT Ký hiệu

biểu Tên biểu báo cáo

Kỳ hạn lập báo cáo

1 2 3 4

1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm 3 B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo

phương pháp trực tiếp) Năm 4 B03b/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo

phương pháp gián tiếp) Năm 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Năm

Nguồn: Thông tư 108/2018/TT-BTC

Hệ thống phần mềm kế toán nội bộ tại đơn vị hiện đang được hoàn thiện, nâng cấp và chỉnh sửa; tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được thực hiện trên phần mềm kế toán. Do vậy, kế toán cần phải mở sổ theo dõi và lập báo cáo này, cụ thể đơn vị nên sử dụng mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo theo phương pháp trực tiếp. Bởi vì, theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về lập báo cáo tài chính nhà nước, trong đó có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhà nước được yêu cầu phải lập theo phương pháp trực tiếp nên đơn vị áp dụng luôn phương pháp trực tiếp sẽ tiện hơn cho đơn vị sau này khi cung cấp thông tin cho Tổng cục dự trữ và

Bộ Tài chính để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhà nước. Hơn nữa, mẫu biểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng hơn cho người lập tại đơn vị nhằm xác định nguồn tiền vào, các khoản mục chi ra bằng tiền trong năm báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo nhằm cung cấp cho Lãnh đạo thông tin về những thay đổi của dòng tiền tại đơn vị.

3.2.5.2. Giải pháp thực hiện hệ thống Báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán các đơn vị thuộc hệ thống dự trữ Nhà nước gồm ba phần là Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, Báo cáo nghiệp vụ về hoạt động dự trữ quốc gia.

Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Ngoài ra, đơn vị lập báo cáo thuyết minh tình hình thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ dự trữ quốc gia, cụ thể như sau:

Bảng 3.10: Danh mục báo cáo quyết toán các đơn vị dự trữ nhà nước

STT Ký hiệu

biểu Tên biểu báo cáo

Kỳ hạn lập báo cáo

1 2 3 4

1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động Năm 2 F01-01/BCQT Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN

và nguồn phí được khấu trừ, để lại

Năm 3 F01-02/BCQT Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình,

dự án Năm

4 B02/BCQT Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính

Năm 5 B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán Năm 6 B03a/BCQT-DTr Thuyết minh tình hình thực hiện các chỉ

tiêu của nhiệm vụ dự trữ quốc gia

Năm

Nguồn: Thông tư 108/2018/TT-BTC

Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB đơn vị thực hiện theo chế độ báo cáo hướng dẫn tại Thông tư 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng

năm và các văn bản hướng dẫn bổ sung. Các mẫu biểu báo cáo này kế toán đơn vị đều chưa được cập nhận trên phần mềm kế toán nội bộ, kế toán đơn vị vẫn phải thực hiện thủ công trên máy tính.

Ngoài ra đơn vị phải lập báo cáo nghiệp vụ về hoạt động dự trữ quốc gia theo quy định của Thông tư 108/2018/TT-BTC gồm các báo cáo:

Bảng 3.11: Danh mục báo cáo nghiệp vụ hoạt động dự trữ quốc gia ST

T Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo Kỳ hạn lập

báo cáo

1 2 3 4

1 B01/BCTC-DTr Báo cáo tình hình tài chính hoạt động dự trữ quốc

gia Năm

2 B03/BCTC-DTr Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoạt động dự trữ quốc

gia Năm

3 B04/BCTC-DTr Thuyết minh báo cáo tài chính hoạt động dự trữ

quốc gia Năm

4 B15/TC-DT Báo cáo tăng giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia Quý, Năm 5 B16/TC-DT Báo cáo chi tiết nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia Quý, Năm 6 B17/TC-DT Báo cáo tình hình quỹ tiết kiệm phí Năm 7 B18/TC-DT Báo cáo chi tiết nợ phải thu về dự trữ quốc gia Năm 8 B19/TC-DT Báo cáo hàng quốc gia thiếu chờ xử lý Năm 9 B20/TC-DT Báo cáo hàng quốc gia thừa chờ xử lý Năm 10 B21/TC-DT Báo cáo các khoản phải nộp cấp trên Năm 11 B22/TC-DT Báo cáo tình hình xuất bán và thu nợ hàng dự trữ

quốc gia Quý, Năm

12 B23/TC-DT Báo cáo mua hàng dự trữ quốc gia Quý, Năm 13 B24/TC-DT Báo cáo tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí

chi dự trữ quốc gia từ nguồn NSNN Năm 14 B25/TC-DT Báo cáo tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí

chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia từ nguồn NSNN Năm 15 B26/TC-DT Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí bảo quản hàng

dự trữ quốc gia Năm

16 B27/TC-DT Báo cáo thực hiện phí nhập, xuất, phí viện trợ, cứu

trợ, hỗ trợ hàng dự trữ quốc gia Năm

Trong 16 mẫu báo cáo trên ở Bảng 3.11 thì hệ thống phần mềm kế toán nội bộ chưa cập nhật và mới chỉ thực hiện được 08 mẫu báo cáo sau:

1/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoạt động dự trữ quốc gia 2/ Báo cáo chi tiết nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia 3/ Báo cáo chi tiết nợ phải thu về dự trữ quốc gia

4/ Báo cáo tình hình xuất bán và thu nợ hàng dự trữ quốc gia 5/ Báo cáo mua hàng dự trữ quốc gia

6/ Báo cáo tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí chi dự trữ quốc gia từ nguồn NSNN

7/ Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia 8/ Báo cáo thực hiện phí nhập, xuất, phí viện trợ, cứu trợ, hỗ trợ hàng dự trữ quốc gia

Vì vậy để có cơ sở lập đẩy đủ các mẫu báo cáo theo hướng dẫn của Thông tư 108/2018/TT-BTC, kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi cho từng hoạt động. Hiện nay, phần mềm kế toán nội bộ được nâng cấp thuận tiện và hiện đại hơn phiên bản cũ, tuy nhiên vì còn trong quá trình chạy thử và hiệu chỉnh nên một số bảng biểu báo cáo chưa đúng số liệu, ví dụ: “Báo cáo các khoản phải nộp cấp trên” phần mềm thực hiện lấy số liệu tất cả các khoản phải nộp, phần tiết kiệm kinh phí nộp cấp trên và cả phần kinh phí tiết kiệm của đơn vị được để lại. Chính vì điều này, kế toán cần theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán và trên phần mềm kế toán. Kế toán tổng hợp cũng nên thực hiện quyết toán tài chính hàng Quý bằng phương pháp thủ công song song với thực hiện trên phần mềm để đối chiếu số liệu, báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước hiệu chỉnh nếu có

sai lệch trước khi đưa phần mềm kế toán nội bộ vào thực hiện quyết toán niên độ 2019 cho toàn ngành.

3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA BÌNH

Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình có tính khả thi cao nhất, theo tác giả thì cần có những điều kiện hỗ trợ xuất phát từ các yếu tố bên trong và bên ngoài Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình. Theo đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể cho Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)