7. Kết cấu của đề tài
2.1.3. Đặc điểm hoạt động tài chính của đơnvị
2.1.3.1. Cơ chế tài chính áp dụng
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình là đơn vị hành chính nhà nước, chịu sự lãnh đạo giám sát của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính. Cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động về tài chính.
Hiện nay Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình hoạt động tuân theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ. Theo đó cơ chế quản lý tự chủ tại đơn vị thể hiện qua một số nội dung: tự chủ về biên chế, tự chủ về nguồn kinh phí, tự chủ kinh phí tiết kiệm được nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho CBCC và người lao động.
Cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại đơn vị thể hiện qua một số nội dung sau:
Tiền lương, tiền công và phụ cấp
+ Tiền lương: mức lương ngạch bậc thực hiện theo Nghị định 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
+ Tiền công (đối với hợp đồng ngắn hạn): Mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động và Cục trưởng được ghi trên hợp đồng.
+ Tiền phụ cấp: nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chế độ thanh toán phép năm
Thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011: phép năm nào thực hiện theo năm đó, phép năm trước có thể thực hiện trong quý I của năm sau. Cục trưởng là người quyết định cho nghĩ phép.
Thu nhập tăng thêm
Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đơn vị thực có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao thì phần chênh lệch được xác định là kinh phí tiết kiệm. Căn cứ vào kinh phí tiết kiệm mà trích thu nhập tăng thêm nhưng không được quá hai lần lương cấp bậc, chức vụ trong năm.
Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động theo Thông tư 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính. Phương thức xác định thu nhập tăng thêm cho CBCC dựa trên bảng chấm điểm xếp loại hàng tháng của đơn vị đảm bảo công bằng, phù hợp với chức vụ và trình độ chuyên môn của mỗi người.
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi, còn lại được trích lập các quỹ phúc lợi của đơn vị: tối đa không quá 3 tháng lương bình quân/ năm. Chi hoạt động phúc lợi tập thể gồm hỗ trợ các hoạt động ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm, trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức,…
2.1.3.2. Nguồn kinh phí hoạt động
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Phòng Tài chính Kế toán là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2, đồng thời giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 3 là các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trự quốc gia và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ quốc gia trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Nguồn kinh phí hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình do ngân sách Tổng Cục dự trữ Nhà nước cấp, là kinh phí quản lý của Tổng cục giao cho Cục thực hiện chế độ tự chủ trên cơ sở biên chế được Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao và định mức phân bổ NSNN tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo quy định; và các nguồn kinh phí không tự chủ được ngân sách bố trí để thực hiện một số nhiệm vụ do Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao cho Cục Dự trữ…
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Bình Định để thực hiện các khoản thu (thu bán
thóc…..), chi qua KBNN đối với các nguồn kinh phí hoạt động; chịu sự kiểm
tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình tập trung và sử dụng các khoản kinh phí thuộc NSNN.
Là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định nên việc quản lý kinh phí hoạt động của Cục mang
tính chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các phòng nghiệp vụ, đảm bảo việc điều hành ngân sách, thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã nêu ở trên.
Cơ cấu nguồn kinh phí hình thành tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình năm 2017, 2018 được phân bổ như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn kinh phí, nguồn vốn tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Đơn vị: triệu đồng
TT Năm
Chỉ tiêu 2017 2018
Tổng các nguồn kinh phí, nguồn vốn 131.586 168.916 1 Nguồn kinh phí do NSNN cấp 24.884 34.084
Trong đó
- Nguồn kinh phí thường xuyên 10.693 12.202
+ Quỹ tiền lương 9.040 9.772
+ Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên 1.653 2.430 -Nguồn kinh phí không thường xuyên 14.191 21.882 + Bảo quản hàng dự trữ quốc gia 3.407 5.494 + Phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia 4.304 6.035 + Phí xuất hàng DTQG cứu trợ, viện trợ 5.421 3.456
+ Mua sắn tài sản 256
+ Cải tại sửa chữa lớn 768 6.880
+ Ứng dụng CNTT 35
+ Đào tạo, bồi dưỡng 15 17
2 Nguồn vốn nhập, xuất hàng DTQG 106.702 134.832
- Gạo 65.103 79.775
- Thóc 34.492 36.225
-Vật tư CHCN 7.107 18.832
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Cục – Biên bản xét duyệt quyết toán năm 2017;2018)
2.1.3.3. Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quá trình ngân sách cho thấy toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu hình thành
cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới. Quá trình ngân sách của nước ta được qui định trong luật Ngân sách Nhà nước.
a. Lập và phê chuẩn ngân sách
Mục tiêu của giai đoạn này là để xác định nhiệm vụ động viên, phân phối tối ưu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi của ngân sách. Giai đoạn này bao gồm:
- Lập ngân sách (lập dự toán ngân sách)
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch công tác mà cơ quan, đơn vị được giao trong năm để xác định chi tiêu về lao động, các chỉ tiêu về sự nghiệp…đây là cơ sở tính toán dự toán thu, chi hàng năm.
Việc lập dư toán ngân sách hằng năm của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình được thực hiện từ các đơn vị dự toán cấp 3 và được tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dưới lên đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp.
- Phê chuẩn ngân sách
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình thẩm định dự toán các đơn vị cấp dưới theo phân cấp quản lý trước khi tổng hợp báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đảm bảo dự toán của các đơn vị phải phản ảnh đủ các ngồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ năm kế hoạch.
Đơn vị dư toán cấp 3 trực thuộc nộp dự toán lên Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình trước ngày 10/5 hằng năm.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình tổng hợp dự toán của các đơn vị trực thuộc báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước trước ngày 25/5 hằng năm.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thẩm định, tổng hợp của các đơn vị trực thuộc báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15/6 hằng năm.
- Công bố ngân sách nhà nước
Sau khi dự toán ngân sách nhà nước được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê chuẩn sẽ được tổng hợp báo cáo Bộ tài chính giao về thu và chi ngân sách cho từng đơn vị để thi hành.
b. Chấp hành ngân sách
Chấp hành ngân sách bao gồm chấp hành thu ngân sách nhà nước và chấp hành chi ngân sách nhà nước.
- Chấp hành thu ngân sách nhà nước
Là quá trình tổ chức và quản lý nguồn thu của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở Quyết định giao dự toán của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đơn vị thực hiện rút dự toán qua sự kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Định.
- Chấp hành chi ngân sách nhà nước
Là quá trình tổ chức và quản lý các khoản chi của ngân sách nhà nước. Tham gia vào chấp hành chi ngân sách gồm có các đơn vị sử dụng vốn ngân sách. Kinh phí sử dụng được chuyển bằng chứng từ để kho bạc kiểm soát và thanh toán thông qua việc trả lương cho CBCC và người lao động, cho các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Cuối năm, sau khi hoàn thành kế hoạch công tác, đơn vị tiến hành xác định số kinh phí tiết kiệm được trích vào quỹ phúc lợi và chi thu nhập tăng thêm.
c. Quyết toán ngân sách
Sau khi kết thúc năm tài chính, đơn vị phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Căn cứ vào hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Bộ tài chính đơn vị lập quyết toán thu chi của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên, số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc
nhà nước nơi giao dịch xác nhận. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, xử lý quyết toán thu chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý gởi cho cơ quan tài chính cấp trên để phê chuẩn.
Minh họa Quyết định giao dự toán NSNN được trình bày ở Phụ lục 2.1