Tổ chức lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 81 - 83)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.4 Tổ chức lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành bao gồm hệ thống các báo cáo tài chính được xây dựng áp dụng cho các đơn vị dự toán ở các cấp khác nhau cùng với danh mục và mẫu biểu các báo cáo là các quy định về nội dung, phương pháp lập, kỳ hạn lập, nộp và công khai BCTC cũng được quy định rõ trong chế độ hiện hành.

BCTC là phương thức tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm cung cấp thông tin theo nhu cầu cho các đối tượng sử dụng về hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính để ra các quyết định liên quan tới hoạt động của Cục.

Căn cứ theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc quyết toán tài chính, các đơn vị dự toán cấp hai trong ngành Dự trữ phải lập các loại bảng biểu khác nhau theo mẫu chung và thống nhất trong toàn ngành.

Báo cáo tài chính được lập dựa trên số liệu tổng hợp của các tài khoản. Các số liệu tổng hợp đã được thực hiện đối chiếu với các sổ chi tiết.

Báo cáo quyết toán ngân sách được lập dựa trên số liệu tổng hợp của các mục, tiểu mục theo hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nước và Bảng đối chiếu tình hình sử dụng dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Định.

Một số mẫu biểu báo cáo tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình năm 2017 được thể hiện ở Phụ lục 2.7

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, kết thúc mỗi niên độ kế toán, Cục đã lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nước đảm bảo đúng thời hạn và đạt chất lượng. Tuy nhiên, các báo cáo này được lập mang tính thủ tục bắt buộc là chủ yếu, ý nghĩa cung cấp thông tin chưa nhiều và vẫn còn tồn tại những sai sót nhất định. Cụ thể trong năm 2018, báo cáo quyết toán tài chính của Cục vẫn còn thiếu một số mẫu biểu, bản thuyết minh báo cáo tài chính chưa nêu bật được tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, sửa chữa, xây dựng tại Cục.

Ngoài ra, việc lập báo cáo kế toán quản trị còn hạn chế, chỉ mang tính tham khảo nội bộ. Các số liệu được thống kê, tổng hợp chưa thực sự là các báo cáo có thể sử dụng để phân tích, xây dựng chính sách kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu do không có yêu cầu từ Lãnh đạo Cục, các cơ quan cấp trên, và phần lớn kinh phí được NSNN cấp, thực hiện chi theo chính sách có sẵn nên chưa được quan tâm sâu sắc. Đây cũng là tình trạng chung của các đơn vị được ngân sách cấp dự toán kinh phí.

có yêu cầu của Tổng cục Dự trữ hoặc các cơ quan thanh tra kiểm tra thì bộ phận kế toán mới tiến hành phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)