7. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kế toán tại các đơn vị trong ngành dự trữ trong quá trình chuyển đổi hệ thống tài khoản giữa hai chế độ kế toán, từ Thông tư 142 sang Thông tư 108, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã ban hành văn bản số 175/TCDT-TVQT ngày 31/01/2019 về việc hướng dẫn chuyển sổ kế toán và lập báo cáo nghiệp vụ hoạt động DTQG. Văn bản này cũng có hướng dẫn việc chuyển số dư các tài khoản cuối năm 2018 theo Thông tư 142/2014/TT- BTC sang đầu năm 2019 theo Thông tư 108/2018/TT-BTC tương ứng với từng tài khoản được cụ thể tại Phụ lục 3.2.
Theo chế độ kế toán mới áp dụng cho ngành dự trữ, ngoài các tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư 108/2018/TT-BTC có bổ sung 07 tài khoản cấp 1 trong bảng, 03 tài khoản ngoài bảng và mở chi tiết các tài khoản cấp 2,3 so với các Thông tư 107/2017/TT-BTC. Vì vậy, kế toán tại đơn vị cần tìm hiểu kỹ nội dung, ý nghĩa và cách thức hạch toán đối với những tài khoản mới này, cụ thể tác giả có diễn giải chi tiết các quy định hạch toán cho các tài khoản mới ở Phụ lục
3.3. Hơn nữa, trong quá trình vận hành chế độ kế toán mới từ tháng 1/2019 đến
tháng 6/2019, tác giả nhận thấy có một số các tài khoản mà kế toán tại đơn vị hiện vẫn thường bị nhầm lẫn trong quá trình hạch toán vì có sự thay đổi về tài khoản giữa hai chế độ kế toán. Trước hết, nhân viên kế toán tại đơn vị cần chú ý trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản thanh toán nội bộ khác, vì theo Thông tư 142/2014/TT-BTC, kế toán sử dụng tài khoản 3428 nhưng theo Thông tư 108/TT-BTC thì sử dụng TK 3458 – “Phải trả vốn dự trữ quốc gia khác”. Tiếp đó, số tồn kho cuối năm của nguyên vật liệu (màng PVC) đối ứng với tài khoản tạo nguồn 337 “Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau”, chi tiết là tài khoản 3371 “Nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ tồn kho” như Thông tư 142/2014/TT-BTC và chi phí sử dụng cho xây dựng cơ bản, giá trị các công trình khi còn dở dang vào cuối năm sẽ không được tính là chi phí và chi ngân sách như hiện nay mà treo vào tài khoản 3372 “Giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành” và tài khoản 3373 “Giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành”. Điều này theo Thông tư 108/2018/TT-BTC là tài khoản 36612 – “Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho” thay thế cho tài khoản 3371; tài khoản 3664 – “Kinh phí đầu tư XDCB” thay thế cho tài khoản 3372 và 3373. Ngoài ra, kế toàn còn nhầm lẫn hạch toán của nghiệp vụ thu và nộp thanh lý, nhượng bán tài sản vào tài khoản 33388 – “Các khoản phải nộp khác” thế nhưng tài khoản đúng theo chế độ kế toán mới phải tài khoản 7111 – “Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản”. Tương tự như vậy nghiệp vụ thu trả tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng, tiền ký quỹ kế toán hạch toán vào tài khoản 338 – “Phải trả khác”, tài khoản đúng theo chế độ kế toán mới đó là 348 – “Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược”. Sau đây, tác giả đưa ra một ví dụ cụ thể về so sánh nghiệp vụ mua CCDC phục vụ nhận hàng dự trữ quốc gia theo Thông tư 142/2014/TT- BTC và Thông tư 108/2018/TT-BTC.
Theo Thông tư 142/2014/TT-BTC:
+ Trả tiền mua CCDC phục vụ nhập hàng dự trữ quốc gia. Nợ TK 15381 – CCDC chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản. Có TK 46123 – Nguồn kinh phí nghiệp vụ DTQG.
Đồng thời Có TK 00821 – Dự toán chi nghiệp vụ DTQG. + Xuất CCDC ra sử dụng phục vụ nhập hàng.
Nợ TK 651 – Chi phí nhập hàng DTQG.
Có TK 15381 - CCDC chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản. + Cuối kỳ tổng hợp chi phí mua nhập để quyết toán kinh phí.
Nợ TK 66123 – Chi nghiệp vụ DTQG. Có TK 651 - Chi phí nhập hàng DTQG.
Theo Thông tư 108/2018/TT-BTC
+ Trả tiền mua CCDC phục vụ nhập hàng dự trữ quốc gia. Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
Có TK 5113 – Thu nghiệp vụ DTQG.
Đồng thời Có TK 00822 – Dự toán chi không thường xuyên. + Xuất CCDC ra sử dụng đồng thời tổng hợp chi phí mua nhập. Nợ TK 61131 – Chi phí nhập hàng DTQG.
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.