Tín dụng và vai trị của tín dụng trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình định (Trang 29 - 39)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN

1.2.1. Tín dụng và vai trị của tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm và vai trị của tín dụng

Tín dụng xuất phát từ gốc chữ La tinh credittum – tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngơn ngữ dân gian Việt Nam là quan hệ vay mượn. Nhìn một cách tổng qt: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng, trên cơ sở phải có sự hồn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung [5]:

- Thứ nhất, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.

- Thứ hai, sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. - Thứ ba, sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

Hoạt động tín dụng có vai trị quan trọng đối với NHTM:

- Thứ nhất: Nó là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm hầu hết các nguồn thu của ngân hàng, (khoảng 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng).

- Thứ hai: Bên cạnh việc thanh khoản và đầu tư, hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của các NHTM. Mặc dù ngày nay, các NHTM đang có xu hướng đa dạng hóa danh mục các dịch vụ cung cấp, nhưng hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của NHTM.

- Thứ 3: Hoạt động tín dụng cịn là cơ sở để các NHTM thu hút và phát triển khách hàng. Một trong những lý do đó là ngày càng có nhiều khách hàng muốn đi vay để thực hiện mục đích kinh doanh hoặc trang trải cho việc chi tiêu. Từ việc cho vay, các NHTM sẽ có thể bán kèm và bán chéo các sản phẩm khác như: dịch vụ gửi tiền, thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, ngân quỹ…

- Thứ 4: Hoạt động tín dụng làm cho các NHTM trở thành một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.

1.2.1.2. Các loại hình tín dụng

Hoạt động tín dụng trong ngân hàng bao gồm các loại hình tín dụng cơ bản sau [2], [3]:

- Cho vay;

- Chiết khấu giấy tờ có giá; - Bảo lãnh;

- Bao thanh tốn;

- Cho th tài chính.

Nội dung của các loại hình tín dụng này được thể hiện ở Phụ lục 3.

1.2.2. KSNB hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Mục tiêu của kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng

Việc thiết lập KSNB đối với hoạt động tín dụng trong NHTM nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động tín dụng: Mục tiêu này liên quan đến việc thực hiện theo quy định cho vay của ngân hàng làm sao mang lại hiệu quả, tồn vẹn và khơng vượt quá chi phí cho phép, bảo vệ ngân hàng khỏi các tổn thất.

- Độ tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng: Các báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng cần phải được lập và trình bày đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy nhằm giúp nhà quản lý, cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những quyết định đúng đắn.

- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Cần phải đảm bảo rằng hoạt động tín dụng của NHTM phải phù hợp với pháp luật và các quy định, chính sách của tổ chức. Điều này giúp NHTM hạn chế nợ xấu, bảo vệ thương hiệu và uy tín của mình đồng thời giúp những chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước được thực hiện.

1.2.2.2. Rủi ro tín dụng

Trong tất cả các rủi ro phát sinh trong NHTM thì rủi ro tín dụng được xem là rủi ro quan trọng nhất.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Nó diễn ra trong q trình cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh tốn của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro

mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong hoạt động ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng khơng biết chắc được giao dịch đó có hồn thành hay khơng. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó.

1.2.2.3. Kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng

Tín dụng được xem là một hoạt động quan trọng và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro nhất. Để quản lý rủi ro tín dụng, ngồi việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố bên ngồi nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng thì việc xây dựng KSNB hữu hiệu và hiệu quả đối với hoạt động tín dụng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng. Khi thiết lập KSNB đối với hoạt động tín dụng cần phải đạt những yêu cầu sau:

- KSNB phải tồn tại sự kiểm tra lại việc thẩm định của nhân viên tín dụng để tránh tình trạng phân tích tín dụng dựa trên những thông tin không xác thực và không đầy đủ.

- KSNB phải được thiết kế thơng qua quy trình tín dụng với các thủ tục kiểm sốt chặt chẽ sao cho đảm bảo sự an tồn về pháp lý cho ngân hàng, xét duyệt cho vay và giải ngân đúng đắn nhằm giảm thiểu các sai sót đồng thời có thể ngăn chặn những hành vi gian lận của khách hàng.

- KSNB phải đảm bảo về khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm của người thực hiện nghiệp vụ.

động giám sát đối với hoạt động tín dụng và tạo lập hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả trong ngân hàng. Đây là biện pháp để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do quản lý, giám sát khoản vay yếu kém.

- KSNB cũng bao gồm việc tái đánh giá định kỳ về các rủi ro tín dụng, những sai sót nhằm có biện pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro.

Như vậy, để hoạt động tín dụng có hiệu quả đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát được rủi ro tín dụng, NHTM phải thực hiện các biện pháp sau:

a. Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mơ tả cơng việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Đối với các ngân hàng, khi thiết kế quy trình tín dụng phải đảm bảo một số các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.

Việc thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ và hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các NHTM. Nó giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời là cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Mặc khác, quy trình tín dụng là cơ sở để ngân hàng kiểm sốt q trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng của ngân hàng, giúp nhà quản lý có thể phát hiện những sai sót, rủi ro để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Nhìn chung quy trình tín dụng có thể chia thành ba giai đoạn chính bao gồm: thứ nhất, tiếp nhận hồ sơ và quyết định tín dụng; thứ hai, giải ngân và giám sát tín dụng; thứ ba, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng tại NHTM có thể tóm tắt qua sơ đồ quy trình tín dụng (Phụ lục 4).

Khi thiết lập các thủ tục kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng, cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.

- Thứ hai, các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.

- Thứ ba, rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thốt tài sản và có dự phịng rủi ro hợp lý.

- Thứ tư, tài liệu, hồ sơ và các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo an toàn.

Từ những nguyên tắc trên, các thủ tục kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng được mơ tả như sau [1], [4], [13]:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và quyết định tín dụng: Trong giai đoạn này cần kiểm soát tốt các vấn đề sau:

+ Kiểm sốt thơng tin khách hàng, thông tin về tài sản đảm bảo tránh tình trạng thiết lập các hồ sơ giả nhằm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

+ Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn và các điều kiện cấp tín dụng.

+ Kiểm tra khoản vay của khách hàng đưa ra có đúng với khoản vay mà họ muốn vay hay khơng vì có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng vay thêm vào khoản vay có thật của khách hàng.

+ Kiểm sốt việc phân tích đầy đủ thơng tin tín dụng về khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng trong việc sử dụng vốn, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Kiểm sốt tốt việc này có thể giúp ngân hàng

tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro và dự kiến các biện pháp phịng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

+ Kiểm soát kết quả thẩm định về thông tin khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo. Cần đảm bảo rằng việc định giá tài sản đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do ngân hàng đề ra, đồng thời tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố và bảo lãnh.

+ Kiểm sốt tính chính xác của hồ sơ tín dụng trước khi trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt nhằm đảm bảo các thơng tin trong hồ sơ khơng có sai sót nào.

+ Kiểm sốt thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo việc xét cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt được phê chuẩn bởi cấp điều hành cao nhất của ngân hàng.

+ Kiểm soát việc thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo các thủ tục đã được thực hiện đúng pháp luật và khơng có sơ hở để có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Giai đoạn giải ngân và giám sát tín dụng: Các vấn đề cần lưu ý khi kiểm soát đối với giai đoạn này:

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân bao gồm: điều kiện giải ngân, đối tượng, số tiền và tiến độ giải ngân nhằm đảm bảo đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đồng thời phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn hoặc phương án, dự án đầu tư.

+ Cần lưu ý thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa người phê duyệt tín dụng với người theo dõi hợp đồng tín dụng trên sổ sách và người chuyển tiền cho khách hàng nhằm đảm bảo hợp đồng tín dụng được thực hiện đúng như đã ký kết.

+ Kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng với mục đích mà khách hàng đã cam kết.

+ Kiểm sốt q trình kiểm tra, cập nhật thường xuyên tình hình tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo nhằm mục đích đảm bảo khả năng thu nợ cả gốc và lãi, đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường về tình hình tài chính và tài sản đảm bảo của khách hàng.

+ Kiểm sốt q trình tn thủ cam kết trả lãi của khách hàng nhằm đảm bảo việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng được diễn ra thường xuyên và đầy đủ.

- Giai đoạn thanh lý hợp đồng tín dụng: Thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Khâu này bao gồm các việc quan trọng cần xử lý như: thu nợ gốc và lãi, gia hạn nợ hay chuyển sang nợ quá hạn, giải chấp tài sản đảm bảo và lưu hồ sơ. Để đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi, ngân hàng cần phải kiểm soát tốt các vấn đề sau:

+ Kiểm sốt q trình thu hồi nợ gốc và lãi nhằm đảm bảo nợ gốc và lãi

được thu hồi đúng hạn, đồng thời đối với những trường hợp khách hàng không trả đúng hạn như cam kết thì cần có những báo cáo kịp thời cho cấp trên để xử lý.

+ Kiểm soát việc tập hợp báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo các báo cáo này được cung cấp kịp thời cho những người có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp. Đây là yếu tố thuộc thơng tin và truyền thông trong hệ thống KSNB. Để đạt được điều này, ngân hàng phải có hệ thống thơng tin kế tốn hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm sốt trong mơi trường xử lý thơng tin máy tính hữu hiệu.

+ Kiểm sốt q trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ xấu này để có quyết định trích lập dự phòng phù hợp, đồng thời đảm bảo các khoản trích lập này là xác thực và hợp lý.

phát mãi tài sản khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ nhằm tránh tình trạng nhân viên thu được các khoản hối lộ hay chênh lệch trong việc này.

c. Thiết kế hệ thống quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tác động đến hệ thống tín dụng thơng qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.

Để hạn chế rủi ro tín dụng, địi hỏi ngân hàng phải xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống này phải phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là xây dựng bộ phận quản lý rủi ro ở Hội sở chính và ở các chi nhánh. Hệ thống quản lý rủi ro có thể bao gồm: Uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản lý; Ban quản lý rủi ro thuộc cơ quan điều hành ở Trung ương và Phòng quản lý rủi ro tại các chi nhánh. Trong đó, bộ phận quản lý rủi ro phải hoạt động theo ngun tắc khơng tham gia vào q trình tạo ra rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế như hiện nay, NHTM ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình định (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)