7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KIẾM SỐT NƠI BỘ HOẠT ĐỘNG
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, KSNB hoạt động tín dụng tại SeABank Bình Định vẫn cịn một số hạn chế sau:
Chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, đồng thời đạo đức của các cán bộ tín dụng cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ ngân hàng đa số là cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi cơng tác kiểm tra, kiểm sốt lại địi hỏi một đội ngũ cán bộ am hiểu quy trình nghiệp vụ, nhạy bén, có đạo đức nghề nghiệp để có thể kiểm sốt đầy đủ và kịp thời phát hiện các sai phạm. Hiện nay, đội ngũ làm kiểm sốt tín dụng tại chi nhánh chưa có dẫn đến hiệu quả của kiểm soát chưa đạt hiệu quả. Việc chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều sai phạm xảy ra là do cán bộ tín dụng thiếu đạo đức, chịu áp lực về chỉ tiêu tín dụng và chưa ý thức đầy đủ về rủi ro công việc của mình đối với hoạt động của ngân hàng. Chính sách sử dụng lao động của SeABank Bình Định chưa tốt nên khơng tạo động lực khuyến khích nhiệt tình lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Chi nhánh chưa ứng dụng Basel trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc tiếp cận các quy định của quốc tế trong hoạt động của ngân hàng là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính an tồn, lành mạnh trong hoạt động. Do đó, ngân hàng cần có lộ trình cụ thể trong việc áp dụng các quy định của Basel.
đem lại hiệu quả trong khi nó là một trong những hoạt động quan trọng mà đó chỉ là hoạt động hỗ trợ. Đây thực sự đây là quan điểm sai lầm vì cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy, khi các ngân hàng coi nhẹ công tác quản trị rủi ro sẽ dẫn đến những đổ vỡ rất lớn.
Hệ thống xếp hạng tín dụng cịn nhiều hạn chế và chưa thực sự hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ ngân hàng trong q trình xét duyệt tín dụng. Do đó, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng là cần thiết và cần được quan tâm đầu tư tại ngân hàng.
Khâu thẩm định và tái thẩm định chưa được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Chi nhánh vẫn còn quá coi trọng và lạm dụng tài sản đảm bảo trong q trình phê duyệt cấp tín dụng mà ít quan tâm đến việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn. Khâu kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng sau khi vay vốn chỉ được thực hiện qua loa, đại khái mà không được chú trọng và thực hiện đầy đủ.
Hoạt động kiểm soát trong chi nhánh cần phải xem xét khi mà nguyên tắc cần thiết của kiểm soát là ủy quyền và phân công phân nhiệm chưa được đảm bảo tốt khi thực hiện hoạt động tín dụng.
Chi nhánh chưa xây dựng được một quy trình kiểm sốt tín dụng chặt chẽ nên sẽ tiềm ẩn rủi ro là các cán bộ sẽ lợi dụng những kẽ hở đó thực hiện hành vi gian lận, chưa có một cơ chế kiểm tra, kiểm sốt hồn thiện gắn với quy trình nghiệp vụ. Điều này dẫn đến hoạt động kiểm soát thiếu sự minh bạch, khách quan và kém hiệu quả.
Thông tin chưa được thu thập đầy đủ và truyền thông trong ngân hàng chưa kịp thời. Cán bộ tín dụng chưa có nguồn thơng tin đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình kinh tế, các ngành nghề, thị trường sản phẩm của khách hàng vay vốn. Các báo cáo tín dụng chưa đảm bảo độ chính xác cao. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát chưa thực sự hiệu quả. Định kỳ, chi nhánh ngân hàng chưa
tổ chức đánh giá lại việc hiểu biết và tn thủ quy trình tín dụng của nhân viên.
Việc giám sát hệ thống KSNB tại chi nhánh hiện tại chưa được thực hiện tốt. Đây là rủi ro tiềm ẩn của đơn vị. Mặc dù trong thời gian qua, chi nhánh làm ăn có hiệu quả, song để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai thì cần phải có một cơ chế giám sát thật hiệu quả.
Nói tóm lại chi nhánh Bình Định cần phải sớm khắc phục những nhược điểm vừa nêu ra trên đây, đồng thời tiếp tục phát huy hơn nữa những ưu điểm để chi nhánh càng phát triển bền vững hơn trong tương lai.