7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện
Để đảm bảo hoạt động lành mạnh và an tồn, chi nhánh Bình Định cần hồn thiện và nâng cao tính hiệu quả của KSNB. Dựa trên những phân tích về
các kết quả đạt được và mặt còn hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB đối với hoạt động tín dụng tại SeABank Bình Định. Các giải pháp được đưa ra dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, phù hợp với các nguyên tắc của COSO và Basel: Vận dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro và khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong ngân hàng của Ủy ban Basel đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn của COSO nhằm có một cơ sở lý luận vững chắc để làm nền tảng cho việc thiết kế hệ thống KSNB.
Thứ hai, phù hợp với các điều kiện của Việt Nam và tỉnh Bình Định: Hệ thống KSNB cần được xây dựng phù hợp với những hướng dẫn của NHNN, SeABank, môi trường kinh tế, pháp lý của tỉnh Bình Định. Ngồi ra, việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB còn trên cơ sở xem xét tiềm lực về kinh tế, tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin tại chi nhánh Bình Định.
Thứ ba, đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra: Một trong những mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận nên dù hệ thống KSNB được thiết kế hoàn hảo đến đâu nhưng lại không đạt được sự cân đối này thì sẽ khơng có tính khả thi.
Thứ tư, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau trong từng bước thực hiện. Chẳng hạn, việc hiện đại công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng phải đi đôi với việc đào tạo nhân viên.
Mục tiêu cuối cùng của các giải pháp là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc kiểm sốt hoạt động tín dụng, hạn chế các rủi ro tín dụng, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tín dụng cũng như báo cáo có liên quan khác và tuân thủ những quy định của ngân hàng và pháp luật.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
KSNB có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của các NHTM. Vì hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm nên yêu cầu cần có một cơ chế cảnh báo nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro là rất cần thiết đối với các NHTM. Hệ thống KSNB là một quá trình, một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Để đạt được hiệu quả nhất định, nhà quản lý cấp cao khơng chỉ thiết lập những chính sách và thủ tục thích hợp cho các hoạt động và bộ phận khác nhau của ngân hàng mà họ còn phải thường xuyên đảm bảo rằng tất cả các chính sách và thủ tục đó được thực hiện đầy đủ và được giám sát chặt chẽ. Vì vậy, để hồn thiện KSNB đối với hoạt động tín dụng thì mỗi thành phần của hệ thống này đều phải hữu hiệu và hiệu quả và được thực hiện như sau:
3.2.1. Mơi trường kiểm sốt
Một mơi trường kiểm sốt tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Mơi trường kiểm sốt là nhân tố nền tảng cho các thành phần khác của KSNB. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp SeABank nói chung và chi nhánh Bình Định nói riêng nâng cao tính hiệu quả của mơi trường kiểm soát, cụ thể như sau:
3.2.1.1. Ban hành các quy tắc đạo đức một cách chặt chẽ và có kế hoạch triển khai, giám sát cán bộ tín dụng
Con người đóng vai trò quan trọng đối với mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB, bởi lẽ chính con người thiết lập các mục tiêu, vận hành quy trình và cũng chính con người có thể bẻ gãy hoặc vơ hiệu hóa các chốt kiểm sốt. Do đó, ý thức của con người có thể được xem là một trong những nhân
tố quyết định đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB.
Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức của những người làm trong ngân hàng không chỉ cần thiết mà cịn mang tính bắt buộc. Các giá trị đạo đức và hành vi là nền tảng cơ bản tạo ra và duy trì sự tín nhiệm đó. Tuy nhiên, thời gian gần đây có rất nhiều vụ việc vi phạm, móc ngoặc, lừa đảo liên quan đến cán bộ ngân hàng không chỉ gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng mà cịn làm giảm uy tín của nó. Mặc dù hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có ban hành những quy tắc yêu cầu cán cán bộ ngân hàng phải tuân thủ, nhưng những nguyên tắc đó phần lớn còn chung chung, chưa kể đến việc các nguyên tắc đó có được truyền đạt đến tất cả các nhân viên trong ngân hàng hay không. Vì vậy, cần thiết phải có những quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức cho cán bộ ngân hàng nhằm tránh rủi ro đạo đức, đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của họ. Để làm được điều này, chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau:
Một là, xây dựng bộ quy tắc đạo đức và truyền đạt đến từng nhân viên.
Xây dựng bộ quy tắc đạo đức là bước đầu tiên nhằm đưa đạo đức thành nét văn hóa trong ngân hàng. Bộ quy tắc đầy đủ, rõ ràng sẽ trở thành kim chỉ nam cho cán bộ ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của họ. Những quy định này cần được truyền đạt đến từng nhân viên nhằm tránh tình trạng có nhiều người khơng biết về sự tồn tại của nó. Một bộ quy tắc đạo đức cần có những nội dung chi tiết, đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo các nhân viên phải tuân thủ.
Việc xây dựng được bộ quy tắc đạo đức một cách chi tiết nhất có thể và truyền đạt đến từng cán bộ ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng. Điều này góp phần khuyến khích và gia tăng cam kết, sự tận tâm, các hành vi có đạo đức của nhân viên đồng thời góp phần làm tăng hài lòng và trung
thành của khách hàng.
Hai là, quan điểm và sự gương mẫu của nhà lãnh đạo ngân hàng.
Đạo đức của cán bộ tín dụng là yếu tố nền tảng, cốt lõi, chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa quản trị doanh nghiệp cùng với các vấn đề về triết lý kinh doanh, phong cách của nhà lãnh đạo. Do đó, người lãnh đạo cần phải làm gương trong việc tuân thủ các quy định của ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều hành vi thiếu đạo đức của nhân viên là do ảnh hưởng xấu từ các cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo đồng tình hay tiếp tay cho các hành vi gian lận thì tình trạng nhân viên vi phạm các nguyên tắc đạo đức sẽ trở nên phổ biến. Ngược lại, sự quyết tâm tôn trọng các giá trị đạo đức, cho dù trong trường hợp phải chịu nhiều thua thiệt, sẽ tạo niềm tin và động lực cho các nhân viên khác tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng, pháp luật và làm ăn chân chính.
Như vậy, khi rủi ro đạo đức ngày một gia tăng thì chuẩn mực đạo đức khơng chỉ đơn giản là địi hỏi cán bộ ngân hàng tuân thủ pháp luật mà nó cịn thể hiện cam kết về thái độ tích cực xây dựng lịng tin, đề cao sự tơn trọng và chứng tỏ sự liêm chính [13]. Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có thể xem là chuẩn mực cho các cán bộ ngân hàng tuân theo và là căn cứ để xử lý vi phạm. Đồng thời, khi các nội dung này được tuân thủ thì sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được phát triển một cách lành mạnh.
3.2.1.2. Giảm thiểu áp lực cho nhân viên nhằm tránh tình trạng cán bộ tín dụng vì chịu áp lực quá mức mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Hiện nay, Bình Định có khá nhiều chi nhánh ngân hàng, số lượng cán bộ tín dụng nhiều, thị phần bị chia cắt nên khả năng đạt được chỉ tiêu tín dụng được giao đối với từng người là rất khó khăn. Vì vậy, nếu ngân hàng đưa ra những chỉ tiêu không hợp lý, quá sức đối với cán bộ tín dụng thì dễ dẫn đến để đạt được các chỉ tiêu đó mà bỏ qua các nguyên tắc cơ bản trong việc thẩm định, giám sát và những yêu cầu ràng buộc khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách
hàng. Cũng theo tam giác gian lận của Donal R. Cressey thì áp lực là một trong 3 yếu tố dẫn đến hành vi gian lận. Do đó, để đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế gian lận thì các ngân hàng cần có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tín dụng và khối lượng công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Việc giao chỉ tiêu cho những cán bộ tín dụng nào, bao nhiêu cho phù hợp thì ngân hàng cần xem xét các yếu tố sau:
- Một là, căn cứ vào năng lực làm việc của cán bộ tín dụng: Năng lực chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được thể hiện ở các mặt như: Đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học; thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đúng quy trình chế độ; xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay; vấn đề tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm giúp khách hàng hạn chế những rủi ro trong hoạt động; nắm bắt và cập nhật thông tin về các lĩnh vực,... Dựa vào những tiêu chí này, ngân hàng sẽ giao chỉ tiêu phù hợp nhằm tránh tình trạng giao bình quân, năng lực và kinh nghiệm của những người mới vào nghề còn hạn chế thì khơng thể giao chỉ tiêu q cao vì dễ dẫn đến tình trạng do áp lực hồn thành nhiệm vụ mà họ khơng tn thủ đúng quy trình, thẩm định sơ sài dẫn đến quyết định tín dụng sai lầm.
- Hai là, cấp lãnh đạo xem xét giao chỉ tiêu trên cơ sở phù hợp với địa bàn hoạt động, môi trường đầu tư, sản phẩm tín dụng đặc thù, thị phần hiện tại và mức phấn đấu hợp lý,… Cần lưu ý rằng chất lượng tín dụng mới là yếu tố quan trọng chứ không phải là số lượng khách hàng hay tăng trưởng tín dụng đạt được.
- Ba là, có chế độ khuyến khích, khen thưởng hợp lý để nêu cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi cán bộ tín dụng. Cần lưu ý là chính sách khen thưởng phải đảm bảo sự cơng bằng, dựa vào đóng góp thực sự của họ, đồng thời đây cũng là một trong những cách để giữ chân những nhân viên giỏi, có
nhiều kinh nghiệm.
- Bốn là, có những chính sách quan tâm đến đời sống của các nhân viên tín dụng, có sự giúp đỡ cần thiết và kịp thời khi những cán bộ này gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và những khó khăn về mặt tài chính khác.
3.2.1.3. Thường xun đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ ngân hàng
Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thường mang tính phức tạp, rủi ro cao nên đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có những năng lực nhất định mới đảm đương được khối lượng công việc này. Mặc dù các cán bộ tín dụng tại chi nhánh Bình Định đều có trình độ cơ bản và thường được đào tạo lại khi mới bắt đầu làm việc tại ngân hàng nhưng do đội ngũ cán bộ tín dụng cịn khá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều mà môi trường kinh doanh ln biến động, hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên họ chưa theo kịp sự phát triển quá nhanh của ngân hàng hiện nay. Đồng thời các vụ gian lân ngày càng tinh vi của khách hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng xảy ra càng nhiều trong thời gian gần đây. Vì vậy, bên cạnh những yêu cầu khắt khe trong vấn đề tuyển dụng thì ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ ngân hàng. Để đảm bảo năng lực của họ, ngân hàng phải thực hiện tốt các công việc sau:
- Một là, nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ tín dụng
Chất lượng cán bộ tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyển dụng đầu vào. Để tuyển dụng được những nhân viên có trình độ đáp ứng được u cầu công việc của ngân hàng thì cơng tác tuyển dụng cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Cần đưa ra các tiêu chuẩn tuyển dụng rõ ràng, công khai và cụ thể đối từng vị trí cần tuyển.
tuyển dụng phải theo một quy trình rõ ràng và cụ thể hóa từng bước.
- Hai là, không ngừng đào tạo, rèn luyện nâng cao nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức của cán bộ tín dụng
Ngân hàng cần có kế hoạch cụ thể về thời gian và nội dung của chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải đảm bảo nhân viên bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của bản thân ngành ngân hàng và cả nền kinh tế, có tầm hiểu biết sâu rộng vì hoạt động ngân hàng liên quan đến hầu hết các ngành khác, đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Để làm được điều này, ngân hàng cần quan tâm đến những vấn đề như:
+ Xây dựng chương trình đào tạo giúp các bộ tín dụng am hiểu những lĩnh vực như: Hiểu biết về chính sách tín dụng, chiến lược cho vay; hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng; nâng cao kỹ năng thẩm định, kiểm tra, phân tích và đánh giá khách hàng; nâng cao năng lực đánh giá, đo lường các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng. Ngồi ra, ngân hàng cần đào tạo thêm các nghiệp vụ bổ trợ như tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, ngoại hối, chứng khoán.
+ Cập nhật những những thay đổi trong mơi trường kinh doanh, chính sách của ngân hàng, quy định mới nhất của NHNN. Trang bị cho cán bộ tín dụng những kiến thức cơ bản nhất về các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, những mánh khóe thường gặp của một số khách hàng trong việc chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Giúp họ nâng cao ý thức về ảnh hưởng to lớn của rủi ro tín dụng, những sai phạm của mình đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
+ Cập nhật các thông tin liên quan đến các vụ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hình phạt đối với những hành vi sai trái đó và bài học kinh nghiệm được rút ra. Điều này có tác dụng răn đe đối với cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, u cầu họ tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Ba là, cần thành lập bộ phận kiểm sốt tín dụng ngay tại chi nhánh
Hiện tại SeABank Bình Định chưa có bộ phận kiểm sốt tín dụng, do đó cần thiết phải thành lập bộ phận này. Hiện tại có thể giao cho một cá nhân phụ trách vấn đề này và sẽ chịu trách nhiệm trước Hội sở. Một thời gian sau nên thành lập bộ phận kiểm sốt tín dụng riêng với chức năng chính là phân tích và dự báo rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Thiết lập mục tiêu, chính sách tín dụng cụ thể dựa trên mục tiêu và chính sách chung của Hội sở, đồng thời phải thiết lập những gói giải pháp cụ thể để đối phó những rủi ro xảy ra. Bộ phận này hoạt động độc lập với bộ phận tín dụng và cũng phải chịu trách nhiệm trước Hội sở.