7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.4. Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam
Chi nhánh Bình Định
2.1.4.1. Các loại hình tín dụng tại ngân hàng
Với tình hình đặc điểm của thị trường Bình Định, chi nhánh đã xác định khách hàng chiến lược của mình đó là các doanh nghiệp, tiểu thương, người kinh doanh, mua bán nhỏ, chi nhánh tập trung hướng tới việc tài trợ vốn cho các đối tượng này. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn vay của ngân hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay, SeABank nói chung và chi nhánh Bình Định nói riêng đã áp dụng một trong các phương thức cho vay sau:
+ Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từng hợp đồng
tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay hợp vốn: Một nhóm ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức do ngân hàng nhà nước ban hành.
+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay. Tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trọng phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thư tín dụng: Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Khi cho khách hàng vay và sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về sử dụng thẻ tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc chấp thuận cho khách hàng sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
dụng cá nhân như:
+ Vay mua xe máy, ô tô + Vay tiêu dùng
+ Vay học phí du học + Vay mua nhà
+ Vay sản xuất kinh doanh + Vay thấu chi
+ Sản phẩm vay 24 phút
Trong năm nay, chi nhánh tập trung phát triển khách hàng cá nhân, hạn chế khách hàng doanh nghiệp. Bởi lẽ chi nhánh cho rằng với khách hàng cá nhân, rủi ro sẽ ít hơn (do có tài sản đảm bảo), lãi suất cho vay thỏa thuận, mang lại nhiều lợi nhuận hơn [15].
2.1.4.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Cùng với sự mở rộng thị trường tín dụng đó là sự phát triển lớn mạnh của hệ thống SeABank nói chung và chi nhánh Bình Định nói riêng. Tốc độ tăng trưởng dư Nợ của SeABank Bình Định thể hiện quả bảng sau đây:
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tình hình tăng trưởng dư Nợ tín dụng của SeABank Bình Định theo thời hạn vay.
2017 2018 2019 So sánh (+/-) ST (Tr.đ) % ST (Tr.đ) % ST (Tr.đ) % 2018/2017 Tỷ lệ (%) 2019/2018 Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 119,8 41,31 139,7 42,33 169,8 41,41 19,9 16,61 30,1 21,55 Trung hạn 109,8 37,86 119,7 36,27 149,7 36,51 9,9 9,02 20 25,06 Dài hạn 59,2 20,41 69,8 21,15 89,9 21,93 10,6 17,91 20,1 28,8 Nợ quá hạn 1,2 0,41 0,8 0,24 0,6 0,15 -0,4 -33,33 -0,2 -25 Tổng 290 100 330 100 410 100 40 13,79 80 24,24
(Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp dư nợ chi nhánh)
Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng tại SeABank Bình Định, điều này chứng tỏ vòng quay vốn tín dụng rất nhanh. Qua các năm 2018, 2019, tổng dư nợ đều tăng. Trong đó vay ngắn hạn tăng nhiều nhất lý do là ngân hàng tăng cho
vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro theo chủ trương của NHNN. Đối với nợ quá hạn của ngân hàng trong 3 năm 2017, 2018, 2019 đều không quá 2% (nằm trong giới hạn an toàn hoạt động tín dụng theo quy định của NHNN <= 3%). Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của SeABank nói chung và chi nhánh Bình Định nói riêng trong công tác lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, cho vay và quản lý nợ. Mặc dù vậy, trong tương lai chi nhánh cũng cần phải giảm bớt nợ xấu bằng cách rà soát, đánh giá lại hoạt động tín dụng của mình, xác định các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để có biện pháp phòng chống rủi ro hiệu quả.
Bảng 2.3 Bảng phân loại dư nợ theo từng loại tiền
Dư Nợ 2017 2018 2019 So sánh ST (Tr.đ) % ST (Tr.đ) % ST (Tr.đ) % 2018/ 2007 Tỷ lệ (%) 2019/ 2018 Tỷ lệ (%) VND 190 65,52 200 60,61 240 58,54 10 5,26 40 20 Ngoại tệ 60 20,69 70 21,21 90 21,95 10 16,67 20 28,57 VND đảm bảo ngoại tệ 40 13,79 60 18,18 80 19,51 20 50 20 33,33 Tổng 290 100 330 100 410 100 40 13,79 80 24,24
(Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp dư nợ chi nhánh)
Nhận xét: Dư nợ vay bằng VND chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50% tổng dư nợ) qua 3 năm, ngoại tệ và VND đảm bảo ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ. Việc tập trung cho vay bằng VND cho thấy chi nhánh ngân hàng chưa đa dạng hoá danh mục cho vay, chưa phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng và đặc biệt là mảng thanh toán quốc tế còn ít phát triển, sản phẩm dịch vụ liên quan chưa phong phú nên doanh số cho vay bằng ngoại tệ còn thấp.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH