7. Kết cấu của luận văn
1.3.5 Hệ thống báo cáo kếtoán quản trị chiphí sảnxuất
Nhiệm vụ chung của kiểm tra trong doanh nghiệp là thông qua kiểm tra phải phát hiện ra những sai lệch của thực tế so với dự toán, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp và kịp thời để cải tiến, hoàn thiện quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ nhiều năm, thất thoát, lãng phí trong việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh còn diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực trạng này cho thấy, việc tổ chức kiểm tra và đánh giá công tác quản trị chi phí rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.Một trong những công cụ đắc lực để cung cấp thông tin có tính chất định hướng giúp nhà quản trị kiểm tra và đánh giá công tác quản trị chi phí là xây dựng hệ thống các báo cáo quản trị chi phí sản xuất.Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất là việc thiết lập các báo cáo KTQT cần thiết cho doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu thông tin của nhà quản trị. Đồng thời, xác định các cá nhân, bộ phận để xây dựng những loại báo cáo KTQT đó nhằm sử dụng cho các đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.Báo cáo KTQT chi phí là loại báo cáo phản ánh chi tiết những thông tin về tình hình biến động tăng, giảm chi phí. Các doanh nghiệp có thể thiết lập các loại báo cáo KTQT chi phí như sau:
Phân loại báo cáo theo nội dung của báo cáo kế toán quản trị chi phí:
Nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc thực hiện chứcnăng quản trị doanh nghiệp, hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí cần được xây dựng theo nội dung:
- Báo cáo định hướng hoạt động kinh doanh. - Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chiphí. - Báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định.
Báo cáo quản trị định hướng hoạt động kinh doanh: Đây là hệ thống báo cáo nhằm cung cấp những thông tin định hướng cho tương lai của doanh nghiệp như dự toán, phương án kinh doanh,... nhằm phục vụ cho các quyết định kinh doanh cũng như chuẩn bị các điều kiện đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Loại báo cáo này thường baogồm:
- Báo cáo dự toán chi phí theo từng khoản mục chi cho từng đối tượng. - Báo cáo dự toán chi phí theo yếu tố cho từng đối tượng quản trị.
Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chi phí: Đây là hệ thống báo cáo nhằm cung cấp những thông tin về tình hình thực hiện các hoạt động SXKD để nhà quản trị kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp để có những biện pháp điều chỉnh phùhợp. Chỉ tiêu trong báo cáo phán ánh các thông tin chênh lệch giữa kết quả thực hiện với các thông tin định hướng. Do vậy, trên báo cáo cần thể hiện rõ tính so sánh được giữa thông tin kết quả và thông tin định hướng, giữa kỳ này và kỳ trước, đồng thời xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên sự chênh lệch đó. Báo cáo quản trị phục vụ cho kiểm soát chi phígồm:
- Báo cáo sản xuất.
- Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố Báo cáo giá thành sản phẩm. - Báo cáo phân tích tình hình thực hiện dự toán cho cho từng đối tượng quản trị chi phí.
Báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định: Để cung cấp thông tincho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí sử dụng các báo cáo sau:
- Báo cáo phân tích thông tin thích hợp trong việc lựa chọn phương án. - Báo cáo đánh giá kết quả bộ phận.
Phân loại báo cáo tính cấp bách của thông tin: Nhằm đáp ứng tính kịp thời của các thông tin trong báo cáo, hệ thống báo cáo kế toán QTCP
cầnđược xây dựng theo tính cấp bách của thông tin trong báo cáo. Theo đó, báo cáo được chia thành báo cáo nhanh và báo cáo địnhkỳ.
Báo cáo nhanh là những báo cáo được lập theo yêu cầu trực tiếp của nhà quản trị doanh nghiệp về một số thông tin nhất định trong khoảngthời gian ngắn.
Báo cáo định kỳ là những báo cáo được xây dựng nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị mang tính định kỳ, bao gồm:Báo cáo kế toán QTCP theo ngày; Báo cáo kế toán QTCP theo tháng; Báo cáo kế toánQTCP theo quý; Báo cáo kế toán QTCP theo năm.
Những báo cáo này giúp cho nhà quản trị kiểm tra thông tin và đưa ra các quyết định quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 đã trình bày các cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của KTQT chi phí sản xuất, các nhân tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, nhận diện và phân loại chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất, kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm, phân tích biến động chi phí nhằm tăng cường kiểm soát chi phí, hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí cũng như phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã dựa vào những nghiên cứu của các tác giả, để rút ra được các báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất cũng như phân tích chi phí sản xuất trong doanh nghiệp như: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ.
Trên cơ sở lý luận này xây dựng nghiên cứu về thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thiên Nam trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN NAM