Đặc điểm tổ chức bộ máy kếtoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH thiên nam (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kếtoán

a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán và công nợ Kế toán vật tư và tài sản cố định Kế toán thuế Kế toán tiền lương Thủ quỹ

b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp): Tổng hợp số liệu kế toán tại công ty, kiểm tra các quy trình thủ tục kế toán, các chế độ kế toán. Phân tích số liệu hoạt động tài chính của công ty để đưa ra đề xuất giúp ban lãnh đạo trong việc quản lý điều hành.

- Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ xử lý chứng từ, tổ chức ghi chép nhằm theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả. Cuối tháng phải tập hợp chi phí đầy đủ, chính xác, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, vào sổ kịp thời và lên báo cáo gửi trình lên Kế toán trưởng không quá 04 ngày đầu của tháng sau.

-Kế toán vật tư và tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh tình trạng nhập xuất tồn tại kho. Kiểm tra thực hiện kế hoạch về số lượng, giá cả.

- Kế toán thuế: Thu thập xử lý hóa đơn, kê khai làm báo cáo thuế đúng niên độ theo quy định của Nhà nước.

- Kế toán tiền lương: Tính toán tiền lương chi trả đúng kịp thời hàng tháng. Tính toán các khoản phụ cấp cũng như các khoản trích đóng của cán bộ cũng như của công ty theo quy định.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt theo đúng nguyên tắc qui định; phát tiền lương đến tận tay công nhân viên và ghi chép sổ quỹ, báo cáo quỹ hằng tháng và tham gia kiểm kê quỹ theo qui định.

Trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp đang rất phổ biến. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán Việt Nam 10.8. Doanh nghiệp ghi sổ và hạch toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014 của Bộ tài chính, chứng từ ghi sổ được tổng hợp lập vào cuối tháng. Trình tự ghi sổ được thể hiện như sau:

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối kế toán.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh “Nợ”bằng tổng số phát sinh“Có” của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư “Nợ”và tổng số dư “Có” của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH thiên nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)